Ngày 3/4, bà Đoàn Thị Ngọ, phó Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng, cho biết hiện đường hầm trong cung Nam Phương hoàng hậu - nơi bảo tàng Lâm Đồng đang quản lý - vẫn đang là một bí ẩn lớn chưa thể giải mã.
![]() |
|
Những năm đầu thế kỷ XX, Đà Lạt trở thành nơi sinh sống của đông đảo quan lại người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Lúc này, nhiều biến cố lịch sử lại liên tiếp xảy ra, để đảm bảo an toàn, trong các dinh thự nhiều gia đình đã cho đào hầm nội bộ để trốn tránh kẻ thù khi có sự cố xảy ra. Cung Nam Phương hoàng hậu cũng không nằm ngoài sự lo lắng đó.
Toàn cảnh cung Nam Phương hoàng hậu
Theo một số người lớn tuổi tại Đà Lạt, trong cung Nam Phương hoàng hậu hiện nay đang có một đường hầm được bí mật đào thông ra triền đồi phía sau Nhà sáng tác Đà Lạt nhưng nhiều đoạn đã bị sập nên không thể đi vào sâu. Tại cửa đường hầm phía sau Nhà sáng tác Đà Lạt, đi sâu vào khoảng 30m thì tẻ thành 3 nhánh, trong đó có nhánh rẽ về hướng cung Nam Phương hoàng hậu.
Đường hầm này được cho là thông với cung Nam Phương hoàng hậu
Mới đây, cửa đường hầm tại cung Nam Phương hoàng hậu đã được Bảo tàng Lâm Đồng xác định là tại chân cầu thang đi lên tầng trên nhưng đến nay vẫn chưa đươc Bảo tàng Lâm Đồng khai thông.
Theo bà Đoàn Thị Ngọ, phó Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng, khó khăn nhất hiện nay là hoàn tất các thủ tục để xin phép các cơ quan chức năng khai thông đường hầm này để sửa chữa và phục vụ hoạt động du lịch.
Vị trí được xác định là cửa đường hầm tại cung Nam Phương hoàng hậu
Cung Nam Phương hoàng hậu là một trong bốn dinh thự được xây dựng trên đỉnh đồi cao nhất Đà Lạt. Đứng ở ban công trên lầu nhìn về phía Tây Bắc, gần Thác Cam Ly có thể thấy được ngọn đồi thông nơi có lăng Quận công Nguyên Hữu Hào - cha Nam Phương hoàng hậu - đang yên nghỉ.
Nhiều người cho rằng, trong dòng tộc gia đình Nam Phương hoàng hậu lúc này đã có sự lựa chọn khu đất trước khi xây cất cung Nam Phương hoàng hậu và lăng Nguyễn Hữu Hào.


-
5 loại đất có thời hạn sử dụng không quá 50 năm theo quy định mới nhất, người dân cần đặc biệt chú ý
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Loạt chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 4/2025




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển