Bản án dành cho kẻ giết vợ không làm cho nhiều người day dứt, nhưng hình ảnh 2 cô con gái của bị cáo quần áo lấm lem, gương mặt ngơ ngác chạy theo để đưa cho cha mấy gói mỳ tôm trước khi lên xe thùng làm cho không ít người phải chạnh lòng.
Bị giết vìghen chồngvới em dâu
Sáng 25/6/2015, TAND tỉnh Quảng Bình đã đưa ra xét xử vụ án Phạm Văn Thông (SN 1972) về tội Giết người; Hồ Thị Cúc ( SN 1986) về tội không tố giác tội phạm, cả hai đều trú tại bản Cáo, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Sau khi xem xét nhiều tình tiết giảm nhẹ, như cả 2 bị cáo Thông và Cúc đều là người dân tộc Chứt, không biết chữ, cả 2 cùng thuộc diện hộ nghèo, khó khăn và chưa có tiền án tiền sự ... nên TAND tỉnh Quảng Bình đã tuyên phạt: Phạm Văn Thông 8 năm tù, Hồ Thị Cúc 24 tháng tù treo.
Theo cáo trạng, Thông và Cúc (là em dâu của Thông) uống rượu tại nhà Thông. Vì trời tối nên Thông chủ động đưa Cúc về. Đến khuya, chị Hồ Thị T., vợ Thông không thấy chồng về liền đi tìm. Đến Cầu Khe Cạn (thuộc địa phận bản Cáo), chị T. thấy Thông và Cúc đang đi về hướng ngược lại. Nghi ngờ chồng mình và em dâu có quan hệ bất chính, chị T. nổi cơn ghen và to tiếng chửi bới, xúc phạm Thông, Cúc. Bị vợ xúc phạm, Thông liền ra tay đấm đá túi bụi vào gáy, bụng chị T., khiến chị này ngã sấp mặt xuống cầu. Đau đớn, chị T. la hét và kêu cứu.
Thấy thế, Thông tiếp tục rút dao đi rừng chém khiến chị T. bất tỉnh. Tưởng vợ đã chết, Thông liền ôm vợ ném xuống cầu, khi phía dưới nước đang chảy mạnh. Chứng kiến toàn bộ sự việc nhưng khi nghe Thông dặn không được nói với ai nên Cúc đã không trình báo. Sau đó, cả Thông và Cúc lại rủ nhau về nhà Thông tiếp tục uống rượu và hát hò nhảy múa như không có chuyện gì xảy ra.
Còn về phần chị T., sau khi bị Thông ném xuống Cầu, một lúc sau chị tỉnh lại và kêu cứu. Rất may những người hàng xóm nghe thấy tiếng kêu của chị liền đưa chị đi cấp cứu tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba ( TP Đồng Hới).
Bị cáo Phạm Văn Thông và Hồ Thị Cúc nhận hình phạt nghiêm khắc của pháp luật.
Bi kịch tại... em dâu
Theo chị Đinh Thị Thanh Gái, một nhân chứng của vụ án cũng là hàng xóm của Thông, mọi chuyện không đơn giản chỉ là việc chị T. lên cơn ghen rồi chửi bới Thông và Cúc dẫn đến hành động Thông giết vợ mà sâu xa đó là mối quan hệ mờ ám giữa anh chồng và em dâu đã được nhen nhóm từ lâu.
Cúc là em dâu của Thông, chồng đau ốm quanh năm và nằm liệt giường nên tỏ ra lẳng lơ với rất nhiều người đàn ông trong bản. Mặc dù, không “sắc nước hương trời” nhưng ở tuổi 30 với 4 người con, người đàn bà dân tộc Chứt này vẫn được nhiều người đàn ông trong bản để ý.
Trong đó có Thông, anh chồng. Lúc lấy cớ sang thăm em trai bị bệnh, khi lấy cớ cần người giúp đỡ càng tạo điều kiện để Cúc và Thông gặp nhau. Thế là một cái gật đầu, uống chung một vò rượu và cùng nhau nhảy múa quanh bếp lửa, cả hai trở thành bạn tình, mặc cho chồng của Cúc đau ốm đang nằm ở góc nhà nằm chờ chết. Rồi mọi việc đến tai chị T. và 6 người con của Thông. Lúc đầu không ai tinnhưng khi thấy Cúc thường xuyên đến nhà uống rượu và Thông cũng thường xuyên có mặt ở nhà Cúc khiến chị T. bắt đầu nghi ngờ.
Chị T. không bị nguy hiểm đến tính mạng nhưng bị mấtsức khỏe87%, hầu như nằm một chỗ. Vậy mà, sau khi giết vợ xong, Thông vẫn cùng Cúc vui vẻ uống rượu. Cho dù, sau đó có người đến báo đã tìm thấy chị T. ở dưới cầu sắp chết, Thông vẫn lạnh lùng trả lời: “Nó đi đâu vào đêm khuya rồi rơi xuống sông, nó làm thì nó chịu, tau không quan tâm”.
Và rồi sự vô cảm, tàn nhẫn của người chồng cùng với lời khai của chị T., cơ quan điều tra đã nhanh chóng tìm ra thủ phạm. Trước những bằng chứng thuyết phục, Thông đã cúi đầu nhận tội, bên cạnh đó, Cúc cũng thừa nhận hành vi che giấu tội phạm của mình.