Từ đầu năm đến nay, cứ vài ba ngày là thấy trên báo đăng tin có người tự tử. Đáng lo ngại hơn, trong số đó có rất nhiều vụ nạn nhân là các em học sinh.
|
Nguyên nhân đưa các em đến quyết định dại dột cũng không quá phức tạp. Có khi bị nghi ngờ oan ức như trường hợp nữ sinh L.T.H, học sinh Trường THCS xã Cẩm Ðiền (Cẩm Giàng, Hải Dương) tự tử vì bị nghi ăn cắp quần jean trong một cửa hàng thời trang, ngày 10-2.
Hoặc bị bố mẹ mắng vì học hành chểnh mảng nên sinh ra buồn chán rồi treo cổ như trường hợp nữ sinh T.T.T.T. (SN 1995) ở Đắk Lắk.
Hay thậm chí, vì hờn mát trước câu nói của bố "Con dùng điện thoại phải giữ cẩn thận, nếu làm hỏng bố không có tiền sửa cho con đâu!", em L.T.D., học sinh lớp 11, Trường Dân tộc nội trú huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) ăn lá ngón chết.
Là một học sinh ngoan hiền, khá giỏi, việc em Nguyễn Thị Cẩm Nhung đột nhiên tự tử làm gia đình bàng hoàng
Rơi vào nhóm học sinh khá, giỏi?
Một điều đáng lưu ý là các vụ tự tử thường xảy ra với các nữ sinh và đây không phải là những học sinh cá biệt nếu không muốn nói là có học lực khá, giỏi.
Ngày 28-2, không rõ vì lý do gì, một nữ sinh lớp 12 Anh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) bất ngờ thắt cổ tự tử tại ký túc xá.
Cũng là học sinh khá của một trường THPT tư thục ở huyện Đông Hưng (Thái Bình), nữ sinh K.O nhảy từ lầu 2 xuống đất ngay trong giờ học vì bị cô giáo bắt chép phạt và la mắng nặng lời.
Gần đây nhất là cái chết gây bàng hoàng dư luận của 3 nữ sinh khá, giỏi Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Cẩm Nhung và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, (cùng SN 1998) học lớp 7A trường THCS Phan Chu Trinh (huyện Đắk Mil, Đắk Nông).
Nguyên nhân đưa các em đến quyết định tự tử hiện vẫn còn là một nghi vấn nhưng trước đó các em có vẻ buồn chán và làm mất sổ đầu bài của lớp rồi bị cô giáo dọa “có thể bị ở tù”.
Lổ hỗng nào trong cư xử, giáo dục?
Buồn chán, u uất, không tâm sự với ai mà cứ thế ra đi, đó là điểm chung của các vụ tự tử ở tuổi học trò.
Nhưng ở tuổi thiếu niên, tâm hồn còn trong sáng, “dễ giận mau quên” thì chẳng lẽ chỉ vài lời mắng mỏ, răn dạy của cha mẹ lại làm các em bế tắc đến mức tự tử? Chẳng lẽ em không tâm sự được với ai để giải tỏa nỗi buồn chán? Có thể có nhưng đó lại chủ yếu là bạn bè cùng trang lứa chứ không phải cha mẹ, anh em.
Và việc chia sẻ nỗi buồn chán với bạn bè đôi khi buồn không vơi đi mà dẫn đến chuyện cùng nhau chết mà trường hợp 3 nữ sinh ở Đắk Lắk là một ví dụ.
Đáng nói hơn, ở nhiều vụ, sau khi các em có biểu hiện u uất, bất mãn và tự tử thì gia đình mới nhận thấy có gì đó bất thường, đi tìm rồi thốt lên “Chuyện chẳng có gì, đâu có ngờ…”.
Điều đó cho thấy, vai trò tinh thần của cha mẹ ngày càng mờ nhạt. Nhiều cha mẹ chỉ cắm cúi làm lụng, lo cho con đủ ăn, đủ mặc mà không để ý đến sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ.
Có sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, giáo dục đầy đủ của nhà trường, trẻ sẽ lớn lên yêu đời và lạc quan
Ở nhà là vậy, khi đến trường, thầy cô giáo cũng chỉ cắm cúi lo dạy để sao cho các em được điểm cao, trường lớp có thành tích.
Đó là chưa kể, nhiều thầy cô giáo giáo dục phản sư phạm làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Như trường hợp nữ sinh K.O tự tử trong giờ học, theo tường trình của các học sinh cùng lớp thì khi đó cô giáo đã có nhiều lời nói khiếm nhã, xúc phạm O.
Sáng 20-3, trên báo Tuổi Trẻ có đăng bài “Sốc khi nghe con nói về cô giáo”. Trong đó có hai mẩu chuyện mà hai học sinh tiểu học kể cho phụ huynh nghe về cô giáo, người cứ hở ra quát mắng những câu khó nghe, đem học trò ra so sánh với… chó.
Chúng ta đang làm cho con em mình “dễ vỡ” Cuộc sống là luôn có vui, có buồn, có thất bại, có thành công (buồn nhiều hơn vui, thất bại nhiều hơn thành công), mỗi người ai cũng gặp phải việc được người này khen, người kia chê, lúc được biểu dương lúc bị trách phạt (khi đúng, khi thì bị oan) và tất cả cái đó sẽ làm người ta trưởng thành. Chúng ta thấy các trường hợp học sinh tự tử lại đa số rơi vào các em thường là "chăm ngoan rất ít bị trách phạt", vì sao vậy? Phải chăng các em đã không được trang bị tâm thế cần thiết trong cuộc sống? (không quen bị trách phạt mà chỉ quen được khen ngợi) còn học sinh bị trách phạt, la mắng là điều ai đi học cũng gặp phải... Giáo dục không phải là nuông chiều không được làm học sinh mất lòng mà hãy tuân theo qui luật tự nhiên và phải làm cho các em hiểu rõ, làm quen và thích nghi với nó chứ không thì bây giờ còn ngồi trên ghế nhà trường gặp chút vướng mắc thì tự tử thì đổ thừa tại trường, tại thầy cô làm nó buồn. Mai mốt khi ra khỏi trường gặp chuyện buồn (nhiều lắm) bị người thân trách vài câu nó tự tử thì ta thiệt thôi. Giáo dục tốt là chuyện cần khen thì khen, cần phạt thì phạt, sai thì bị trách phạt, còn đúng thì có thể được tuyên dương chứ không phải là nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, để rồi đến khi đặt nhẹ xuống một cái là vỡ… minh chuong (nghe2003@yahoo.com.vn) |
Chuyên gia Võ Thị Minh Huệ (Công ty TNHH Tâm Lý Trẻ): Cảm thấy không ai hiểu mình Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ rất kỳ vọng vào bản thân, gia đình, cha mẹ. Vì thế khi gặp một sự cố, có thể rất nhỏ với người khác nhưng là một cú sốc khá lớn đối với trẻ và dễ dẫn đến hiện tượng trẻ không chấp nhận bản thân dẫn đến tự tử. Mọi người chỉ thấy nguyên nhân là mất sổ đầu bài dẫn đến tự tử nhưng thật ra, trước đó các nữ sinh này đã thất vọng về nhiều thứ khác. Mất sổ đầu bài chỉ là hiện tượng giọt nước tràn ly đẩy đến cái chết của trẻ. Ở lứa tuổi này, việc xây dựng hình ảnh bản thân rất quan trọng vì thế khi gặp một vấp váp nhỏ lại không được sự chia sẻ của bạn bè, gia đình, thầy cô làm cho trẻ cảm thấy không thể chấp nhận thất bại là nguyên nhân đưa đến những hành động dại dột. Trong xã hội ngày nay, có hiện tượng mọi người không tôn trọng cảm xúc của người khác. Nhiều người chỉ thỏa mãn những ngông cuồng cá nhân mà không quan tâm đến cảm xúc của người đối diện. Vì thế, khi gặp vấn đề khó khăn, trẻ cảm giác không ai hiểu mình, không ai coi trọng mình. Thêm vào đó, các bà mẹ có thái độ không đúng mỗi khi muốn giáo dục con, có những lời nói vô tình xúc phạm đến trẻ như “Biết vậy tao không sinh mày ra, bóp chết ngay từ đầu cho xong”, “Con cái người ta thấy ham, có đâu như con mình”… Điều này càng làm cho trẻ thấy mình không còn ý nghĩa gì trên cuộc đời này. Khi tiếp xúc với trẻ, gia đình, thầy cô phải giáo dục cho biết cuộc sống của trẻ rất quan trọng, vô cùng ý nghĩa đối với gia đình và xã hội. H.Đào ghi |
Thử hỏi, với cách giáo dục như thế thì làm sao trẻ coi cô giáo như mẹ hiền, đi học là niềm vui được?
Lớn lên trong trạng thái cô đơn trong gia đình, ức chế nơi trường học, chỉ có bạn bè trang lứa (vốn cũng thiếu kinh nghiệm sống, nhạy cảm, dễ tổn thương) làm vui thì khi gặp chuyện khó khăn trong cuộc sống, các em dễ thấy chán nản và suy nghĩ tiêu cực và tìm đến cái chết để giải thoát.
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Quy định độ tuổi tối thiểu và tối đa được phép lái xe theo Luật mới từ ngày 1/1/2025
- Hôm nào không khí lạnh tràn về miền Bắc? Hà Nội rét bao nhiêu độ?
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar