Nếu cứ để như tình trạng hiện nay, sau hệ tại chức và bằng tốt nghiệp ĐH của các trường ngoài công lập, sẽ đến lúc xã hội từ chối bằng của chương trình liên thông.
|
Liên thông có nhiều mặt tích cực, giúp người học có điều kiện học tập suốt đời. Thế nhưng vừa qua nhiều trường đã vận hành chương trình này hết sức tùy tiện, tổ chức những kỳ thi đầu vào lỏng lẻo... Trước thực tế này, Bộ GD-ĐT đang có những điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng liên thông.
Thi đầu vào cùng với chính quy: Chưa hợp lý
Theo quy định của dự thảo về đào tạo liên thông trình độ ĐH, CĐ vừa được Bộ GD-ĐT đưa ra, các thí sinh (TS) của chương trình này phải tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH cùng với TS chính quy. Điểm trúng tuyển của TS liên thông phải bằng với TS chính quy cùng ngành học.
Nhiều trường ĐH chiêu sinh chương trình đào tạo liên thông - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trao đổi với PV, một số chuyên gia giáo dục cho rằng quy định này chưa thực sự hợp lý. Ông Bùi Duy Cam - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng: “Kỳ thi liên thông dành cho các đối tượng đã học được những kiến thức và tốt nghiệp một bậc học để lên một bậc học cao hơn chứ không phải từ phổ thông lên ĐH. Vì vậy, các môn thi phải là các môn liên quan đến kiến thức chuyên môn. Thi chung với kỳ thi ĐH chính quy, TS phải dự thi các môn thuộc kiến thức trung học phổ thông thì không hợp lý”.
Cùng quan điểm như vậy, ông Lê Trọng Thắng - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Mỏ - Địa chất, nhấn mạnh: “Đặc thù của liên thông là việc bổ sung kiến thức cho người học với nguyên tắc thiếu cái gì học cái đó. Liên thông mà thi tuyển như thi ĐH chính quy thì cũng không khác tuyển sinh ĐH chính quy. Các em sẽ phải làm bài thi các môn toán, lý, hóa... thì khó có thể đỗ”.
Mới đây, tại cuộc bàn luận về dự thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng cần phải xem xét lại chất lượng đào tạo liên thông bởi đây không phải là đường vòng để vào ĐH. Đặc biệt, ông Ga nhấn mạnh: “Cần phải làm rõ là có nên đào tạo vượt cấp từ trung cấp lên ĐH hay không; đầu vào học hệ chính quy thì phải thi như thế nào, không thể để mỗi trường có một thước đo. Liên thông lên chính quy thì phải học chung với hệ chính quy và nằm trong chỉ tiêu hệ chính quy...’’.
Cùng chuẩn đầu ra
Theo ông Bùi Duy Cam thì việc tổ chức thi tuyển sinh đầu vào vẫn có thể giao cho các trường nhưng Bộ GD-ĐT phải khống chế chỉ tiêu để đảm bảo việc tuyển sinh đạt chất lượng. Đặc biệt chỉ nên thi chuyên môn để tuyển được những TS có năng lực tốt. Tuy nhiên khi trúng tuyển thì những sinh viên này sẽ phải học như sinh viên của hệ chính quy để đảm bảo khi tốt nghiệp phải cùng một chuẩn. Ông Lê Trọng Thắng cũng đề xuất: “Cần phải tiến tới việc học tại chức hay chính quy cũng chỉ có một loại văn bằng vì hình thức học không quyết định chất lượng. Dù học buổi tối, hay ban ngày thì chương trình học cũng phải đảm bảo như nhau để người học tốt nghiệp hình thức nào cũng có giá trị như nhau”. Nhưng những người làm quản lý lại có quan điểm khác. Theo ông Hoàng Ngọc Vinh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) thì kỳ thi liên thông, Bộ GD-ĐT vẫn phải ra đề thi để có một thước đo chung, đảm bảo TS có đủ năng lực mới được vào học. Chương trình đào tạo phải được thiết kế riêng để phù hợp với đối tượng.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?