Bạn đang bỏ đi phần thực phẩm cực tốt cho sức khỏe

Vỏ hành, tỏi, hạt dưa hấu, vò quýt... là 1 trong các phần rất tốt của thực phẩm mà bạn đang vô tình bỏ đi.

Vỏ hành, vỏ tỏi

Nhiều người có thói quen bóc hết lớp vỏ của hành tây và tỏi trước khi chế biến
mà không hề biết rằng đó lại là một sai lầm.

Nhiều người có thói quen bóc hết lớp vỏ của hành tây và tỏi trước khi chế biến mà không hề biết rằng đó lại là một sai lầm. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa, được gọi là quercetin. Chất này giúp làm giảm viêm cơ và chống lại dị ứng. Bạn có thể thêm vỏ trong khi nấu và loại bỏ nó khi ăn hoặc sau khi chín. Chống oxy hóa này ngấm vào thức ăn và làm cho nó lành mạnh hơn. Đây là một trong những phần thực phẩm siêu tốt mà không nên bỏ đi.

Hạt dưa hấu

Tuyệt đối không nên nhổ những hạt dưa hấu vì chúng có nhiều lợi ích hơn so với phần dưa bên trong. Thói quen này thường được thực hiện vì họ nghĩ rằng hạt dưa hấu rất khó tiêu. Nhưng đó là một sai lầm. Mọi người từ thời Trung Đông đã ăn dưa hấu cùng cả hạt. Hạt dưa hấu rất giàu chất sắt, kẽm, đồng và magiê, giúp ngăn ngừa vô sinh, tốt cho tim mạch và có thể giúp làn da và mái tóc của bạn khỏe mạnh hơn.

Xơ quýt

Thông thường khi ăn quýt, hầu hết chúng ta có thói quen thường bỏ hết xơ quýt đi vì không ngon miệng và không có tác dụng gì.

Thực tế, nhiều nhà khoa học chứng minh được rằng xơ quýt chứa rutin, có khả năng lưu thông máu, loại bỏ các mảng bám trên thành huyết mạch, tốt cho não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ, ung thư dạ dày…

Xơ quýt còn có tác dụng điều trị các chứng khí trệ kinh lạc, ho tức ngực, ho ra máu…

Vỏ cà tím

Nhờ chứa một lượng chất xơ lớn, cà tím đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng. Khi di chuyển qua đường tiêu hóa, nó có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh.

Nhiều người thích ăn cà tím bỏ vỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên gọt vỏ cà tím khi chế biến vì một số nghiên cứu phát hiện lớp vỏ cà tím có thể chứa nhiều chất xơ hơn cả thân quả cà.

Bã đậu nành

Từ xưa, bã đậu nành được sử dụng rất nhiều trong các món ăn truyền thống của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ đầu thế kỷ 20, nguyên liệu “thừa” này được dùng nhiều trong các món chay của người phương Tây.

Còn người Việt Nam vẫn có thói quen vứt bã đậu trong quá trình làm sữa đậu nành. Bã đậu nành không chứa cholesterol nên rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp và mỡ trong máu cao.

Bã đậu nành có hàm lượng xơ cao, bao gồm chất xơ hoà tan và chất xơ không hoà tan. Chất xơ không hoà tan có tác động chống táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư đại tràng, chống béo phì và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, trong bã đậu nành còn có chất isoflavones có khả năng phòng chống nhiều loại bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

Vỏ khoai tây

Bạn có biết rằng vỏ khoai tây có nhiều lợi ích hơn so với khoai tây. Vỏ khoai tây có chứa chất xơ khoảng một nửa so với một củ khoai tây. Vứt bỏ nó đồng nghĩ bạn đang vứt bỏ canxi, vitamin B, vitamin C, sắt... Vì vậy, khi nấu khoai tây bạn hãy nấu cả vỏ nhưng phải rửa sạch cẩn thận và ngâm trong nước ấm. Bạn có thể lấy vỏ khoai tây rửa sạch xay nhuyễn nấu ăn để giúp hạ huyết áp.