“Tôi góa bụa từ trẻ, đơn thân nuôi con, giờ tôi lại làm mẹ của ba đứa cháu mồ côi, bệnh tật. Sao bao nhiêu đau khổ, bất hạnh đổ hết lên đầu tôi thế này” – Bà Hoàng Thị Huệ (thôn Long Châu Miếu, xã Phụng Châu, Chương Mỹ) đau khổ ngẩng mặt hỏi trời xanh.
|
Trong kẽ vết chân chim ở hai con mắt mờ đục, từng giọt nước mắt hiếm hoi đọng lại.
Bi kịch thứ nhất
Bà Huệ lom khom bước lên bậc thầm, chân run run như sắp ngã. Ở cái tuổi của bà, lẽ ra đã được hưởng phúc phần từ con cháu, thì bà gánh thêm chức danh “làm mẹ” nuôi ba đứa cháu mồ côi, bệnh tật.
Căn nhà tuyền toàng không có gì giá trị, đến con chó cũng bị kẻ gian bắt mất. Bà vội rào cửa bằng gai tre, giữ lấy cái tivi là nơi để bà giải tỏa nỗi nhớ về hai đứa cháu.
Sáng nay, bà vừa đi khám mắt miễn phí ở Trạm y tế, “bác sỹ bảo phải mất 2,7 triệu đồng để phẫu thuật mắt mới có cơ hội lấy lại được ánh sáng. Thôi thì sống chết tại trời, cháu tôi còn đi học, hai đứa cháu đang ở trung tâm chăm sóc trẻ tâm thần, tôi sao dám phung phí đồng tiền cho mình chứ” – bà buồn rầu.
Bà Huệ năm nay đã hơn 80 tuổi, đôi mắt bà lờ nhờ, đục ngầu, không còn nhìn rõ bất cứ thứ gì cách xa chừng nửa mét. Hơn 50 năm lấy chồng, sinh con và nuôi con một mình, chưa một lần bà được thảnh thơi.
Năm bà vừa tròn ba mươi tuổi, chồng bà đã vội vã bỏ vợ con đi khi đang làm việc vì quá lao lực sau khi chuyền máu cho ông nội mổ ruột thừa. Một mình bà bám ruộng nuôi con trong nghèo nàn, rách rưới, có hôm còn phải nhặt hạt cỏ may nấu cháo thay cơm.
Trong bốn đứa con, ốm đau nhất là anh Nguyễn Ngọc Thiệu bị bệnh tim bẩm sinh. “Lấy vợ xem tông”, dù bà Huệ kịch liệt phản đối, nhưng anh Thiệu vẫn kiên quyết lấy chị Vương Thị Xuyến, vốn sinh ra trong một gia đình toàn người ngây dại. Không khuyên được coi, bà đành xuôi đi “dù sao con hạnh phúc là được”.
Nhưng hạnh phúc bao giờ cũng kèm cả niềm đau. Kết quả của mối lương duyên đó là ba đứa con cũng lơ ngơ, vụng dại chẳng khác gì mẹ chúng.
Bi kịch thứ hai
Có lẽ, nếu chỉ dừng lại ở đó thì cuộc đời còn công bằng với bà Huệ. Những bi kịch lại tiếp tục giáng xuống gia đình nhỏ của bà, làm héo úa trái tim người mẹ suốt đời sống trong cơ hàn, cực nhọc.
Căn bệnh tim của anh Thiệu ngày càng nặng, chữa chạy khắp nơi không thuyên giảm. Bao nhiêu tiền thuốc thang, viện phí cứ thế đội nón ra đi. Phần vai gánh vác kinh tế gia đình đổ lên người vợ và lưng còng của mẹ già 80 tuổi.
Bà Hoàng Thị Huệ mân mê sợi xích từng một thời xích hai đứa cháu lại
Năm 2009, đứa con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thúy, vừa bước qua tuổi 20, bị người xấu dụ dỗ bán sang “nhà thổ” Trung Quốc. Buổi tối hôm đó, không thấy con về, cả nhà tá hỏa đi tìm nhưng bặt vô âm tín. Người thì bảo thấy con bé ở đầu xã bên, có người lại bảo con bé lên taxi cùng một người đàn bà lạ…
Căn bệnh tim của anh Thiệu vì thế mà nặng thêm. Vài tháng sau khi con gái mất tích, anh Thiệu bị đột quỵ. Con người thường linh cảm được cái chết của mình, trước khi chết 1 hôm, anh xiết chặt tay bà Huệ khóc nức nở như một đứa trẻ, cầu xin bà tha lỗi cho đứa con trai không làm tròn đạo hiếu với mẹ và không thể sống để chăm sóc vợ con và chờ cháu Thúy trở về.
“Trước khi chết, nó còn không được ăn một miếng thịt chó mà tôi mua về để có một bữa cơm ngon sum vầy cho cả gia đình” – bà Huệ cố nén tiếng nấc, trào ra những giọt nước mắt từ khóe mắt trũng sâu và đục mờ bởi vết thời gian và những chuỗi bi kịch gia đình.
Chồng chết, con mất tích, chị Xuyến đâm ra quẫn trí. Khuyên con dâu không được, bà “bám sát”, “theo dõi” nhỡ “nó làm điều gì dại dột”. Mấy lần, bà kịp thời hất tung chai nước pha thuốc trừ sâu mà con dâu bà chuẩn bị sẵn để tự vẫn theo chồng.
Sau khi chồng chết 6 ngày, bà đi làm đồng về mệt nên ngủ thiếp đi, nửa đêm, chị Xuyến lặng lẽ ra cái ao sâu của làng để “tìm chồng”. Cả hai vợ chồng ra đi, để lại ba đứa con (một đứa tâm thần, một đứa đang học tiểu học và đứa cháu gái mất tích) và một gánh nỗi đau cho người mẹ già đã khóc cạn nước mắt.
Hơn 50 năm một mình nuôi con, thì đến già, bà lại gạt nước mắt làm chỗ dựa cho ba đứa cháu mồ côi.
“Giọt nước mắt đến bao giờ ngừng chảy”
Sau hơn 5 tháng lênh đênh xứ người, Thúy trốn được ra ngoài. Em lêu lổng khắp đầu đường xó chợ, nhặt gì ăn nấy, khi thì xương cá, khi thì đầu mẩu bánh mỳ… Em cầu cứu chú công an ở tỉnh Lào Cai đưa em về, em nhớ mang máng rằng nhà em ở gần đường lớn, thuộc huyện Chương Mỹ.
Thúy trở về nhà với bà, với các em trong trạng thái khủng hoảng tột đô. Trọng lượng cơ thể giảm đi 1 nửa, người suy nhược, tinh thần rối loạn, hoảng sợ và luôn miệng chửi bới đàn ông. Căn bệnh tâm thần “tiềm ẩn” trong Thúy tái phát.
Cháu Linh sắp lên cấp 2, bà Huệ lại loay hoay tìm cách kiếm tiền nuôi cháu, ít ra là chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập
“Cháu nó về mà bị bệnh còn may phúc, chứ còn ở bên nhà thổ thêm ngày nào, mỗi ngày phục vụ đến 4 – 5 thằng đàn ông, con bé còn sống không bằng chết nữa” – bà Huệ nghẹn ngào.
Lúc tỉnh táo, Thúy mới biết khóc cha, khóc mẹ, nhưng khi căn bệnh hành hạ, con bé điên dại chửi bới, gào thét, đôi mắt ánh lên sự thù hằn. Đến cả tắm giặt cho Thúy, một tay bà Huệ làm hết. Ngày trước, ở nhà chỉ chuẩn bị một cái xích sắt để trói chân Nguyễn Ngọc Trung (cháu trai thứ hai mắc chứng tâm thần), giờ bà phải đắng lòng mua thêm để xích con bé Thúy lại.
Hai đứa cháu lớn người nhưng ngây dại, bà Huệ không xích lại hằng ngày, chúng bỏ nhà đi mất, thì thân già lại lặn lội đi tìm, khốn khổ lắm! Không trông được hai đứa cháu tâm thần, bà gửi Thúy lên Trung tâm bảo trợ xã hội ở Ba Vì nhờ người chăm sóc, còn cháu Trung, bà nhờ gửi xuống Trung tâm bảo trợ xã hội ở huyện Ứng Hòa.
Cháu Nguyễn Ngọc Linh mới học lớp 5, người gầy gò, đen nhẻm. Anh chị nó đều bị bệnh tâm thần, thú vui của thằng bé là ngồi ôm mấy con chó nhỏ hay leo trèo cây trong vườn. Nhưng nó là đứa nghịch ngợm, hay bỏ học đi chơi, bà Huệ quản mãi không được. Giờ trong nhà chỉ có hai bà cháu, bữa cơm gia đình lúc nào cũng đạm bạc, một đĩa rau luộc và ít nước mắm. Linh bảo, “con thèm ăn thịt lắm, nhưng bà không có tiền mua”.
Trong căn nhà nhỏ tuềnh toàng không có đồ dùng gì giá trị, cửa chính, cửa sổ đều bục gỗ, thủng lỗ chỗ, đến con chó cũng bị kẻ gian bắt mất. Cạnh giường, sợi xích ngày xưa vẫn còn nguyên đó. Bà Huệ mân mê mấy bộ quần áo cũ của các cháu, rớt nước mắt xót xa.
Cách đây mấy hôm, có mấy cháu học sinh vào chơi, biếu bà cái ti vi để bà đỡ hiu quạnh tuổi già và xem đỡ nhớ cháu, bà vội vã lấy rào tre chắn quanh các khe cửa… “giữ của”. Bà bảo, bà yếu quá rồi, thèm được đi thăm các cháu một lần nhưng đành chịu.
“Chúng nó đòi về nhà nhưng tôi sợ, cứ về đến nhà, căn bệnh lại tái phát thì sao thân già này sao trông nom được cả hai đứa. Thương cháu lắm nhưng chỉ biết đứng nhìn rớt nước mắt”. Cháu Linh sắp hết tiểu học để lên cấp 2, bà Huệ lại loay hoay tìm cách kiếm tiền để nuôi cháu, ít ra là tiền sách vở và nhập học…
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?