90% người Việt đang ăn thịt lợn sai cách rước bệnh vào người, còn bạn thì sao!
![]() |
|
Thịt lợn có thể coi là loại thịt phổ biến và được sử dụng nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Các chuyên gia khuyến cáo chúng ta chỉ nên ăn 3 lần/tuần.
Thịt lợn khá lành tính, vì vậy, hầu như đối tượng nào cũng có thể ăn thịt lợn. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý khi chọn thịt lợn để tránh thịt lợn gạo, thịt lợn có sán, nên mua ở những nơi có uy tín để đảm bảo lợn không bị bệnh. Các bạn cũng không nên ăn thịt lợn kèm với thịt bò, gan dê, đậu tương vì chúng có thể tương khắc với nhau, gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Và dưới đây là những quan niệm sai lầm khi ăn thịt lợn đang gây hại cho sức khỏe mà ai cũng cần biết để bỏ ngay!
Lòng lợn là món ăn được nhiều người chuộng.
Quan niệm sai lầm khi ăn thịt lợn
Gan lợn nơi tập trung nhiều mầm bệnh
Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Để giảm độc tố của gan nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
Lòng già, lòng non đối mặt với nguy cơ tim mạch
Lòng lợn thường là món ăn khoái khẩu của các cánh mày râu trên bàn nhậu. Lòng lợn rất giàu protein và cholesterol.
Ăn nhiều lòng lợn sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì. Đặc biệt, khi lòng lợn chưa chín trong lòng lợn có chứa colin gây tiêu chảy, tả lỵ.
Ăn tiết canh dễ nhiễm liên cầu khuẩn
Tiết canh lợn được cảnh báo khi ăn rất dễ nhiễm liên cầu khuẩn gây ra các triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp và thậm chí tử vong.
Ăn óc lợn không giúp con thông minh
Nhiều mẹ thường có quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên thường mua óc lợn ép con ăn, nhưng kỳ thực óc lợn không hỗ trợ phát triển trí não.
Trái lại ăn nhiều óc lợn còn khiến cho trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch…
Óc lợn rất giàu dưỡng chất. Theo các chỉ số thống kê cho thấy, cứ 100g óc lợn có tới 2500mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Trong khi đó chất đạm có trong óc lợn lại thua xa thịt nạc chỉ 9g/100g mà thôi.
Lưu ý khi ăn thịt lợn
Thịt lợn có hai loại nạc và mỡ. Trong đó, thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ.
Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc. Ngoài ra, thịt nạc còn chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ Hemoglobin trong thịt hơn là Hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau.
Đặc tính của thịt lợn là mô xơ của thịt lợn mềm và có chứa mỡ nên thịt lợn sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Các chuyên gia cho rằng, ăn thịt nạc thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc giảm ho và việc chữa trị táo bón.
Lưu ý, thịt lợn có những trường hợp bị lợn gạo lẫn trứng trùng của các con sán. Khi mua cần chú ý kiểm tra thịt kỹ. Mua phải lợn gạo thì không nên ăn thịt vì rất nguy hiểm. Ngoài ra, thịt lợn chóng bị ôi thiu nên phải chọn những loại thịt tươi.
Thịt lợn hay phủ tạng của lợn đều ăn được. Tuy nhiên, người dùng phải chú ý gan có nhiều chất độc lưu lại, đảm bảo lợn không bệnh.
Với những lưu ý như trên mong rằng các bạn có được cách sử dụng thịt lợn khoa học nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình!
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!


-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn
-
Ở Việt Nam có loại rau cay hơn cả ớt, là thần dược chữa được nhiều bệnh, cực tốt cho hệ tiêu hoá
-
Bác sĩ cảnh báo 5 bộ phận trên con lợn càng ăn nhiều càng hại sức khỏe, ruột già xếp cuối danh sách
-
3 loại rau người Việt thích mê nhưng rất dễ là 'ổ sán', đặc biệt nhất là loại số 1




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập