Đó là một trong những kết quả nổi bật được nêu ra tại Hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông
|
Nhiều điểm ùn tắc tại Hà Nội đã được xử lý triệt để. (Ảnh minh họa)
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, 8 năm qua, Hà Nội đã giảm được 70% số “điểm đen” ùn tắc giao thông. Nếu năm 2010, Hà Nội có tới 124 “điểm đen” ùn tắc giao thông, đến năm 2016, con số này chỉ còn 41 điểm; trong đó, 20/44 “điểm đen” tồn đọng từ năm 2015 đã được giải quyết. Số vụ tai nạn giao thông liên tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Bên cạnh đó, tính đến tháng 11/2016, mạng lưới xe buýt Thủ đô đã có 97 tuyến với trên 1.500 phương tiện, tổng chiều dài toàn mạng lưới trên 1.700km; tỷ lệ đảm nhiệm vận tải hành khách công cộng tăng lên 20%. Song song với xe buýt truyền thống, tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội và cũng là đầu tiên trên toàn quốc, mã số BRT 01 Kim Mã – Bến xe Yên Nghĩa cũng đã hoàn thành, sẽ chính thức đưa vào vận hành từ ngày 1/1/2017… Tuy nhiên, tình hình an toàn giao thông vẫn đang diễn biến phức tạp, riêng trong năm 2016 xử lý được 20 điểm ùn tắc thì lại phát sinh thêm 17 điểm khác, nguyên nhân là do lưu lượng phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng, một số công trình trọng điểm đang thi công gây cản trở giao thông...
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao và biểu dương những kết quả và sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và cả hệ thống chính trị thành phố Hà Nội trong thực hiện Nghị quyết số 16/2008 của Chính phủ. Phó Thủ tướng cho rằng, Hà Nội giảm 70% điểm ùn tắc sau 8 năm là một nỗ lực rất lớn của tất cả các ban ngành, nhưng tình hình ùn tắc giao thông vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và vẫn là vấn đề cấp bách đối với thành phố, bởi vẫn còn phát sinh những điểm ùn tắc mới.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho rằng, những năm gần đây, Hà Nội phát triển kinh tế ở mức cao, cùng với đó việc phát triển đô thị, phương tiện giao thông lớn, ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị. Trong khi đó, hạ tầng giao thông hoàn thành nhưng chưa được khép kín, các nút giao thông lớn chưa hoàn thiện, một bộ phận người tham gia giao thông ý thức chưa cao… Trong bối cảnh khó khăn ấy, thành phố đã từng bước vượt qua khó khăn thách thức, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, số vụ ùn tắc giảm dần cả về số vụ và thời gian ùn tắc. Tai nạn giao thông luôn giảm trên 3 tiêu chí.
Ông Chung cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Bộ Công an phối hợp với Hà Nội trong việc đảm bảo an toàn giao thông, Bộ GTVT ưu tiên bố trí vốn thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn Hà Nội; các bộ, ngành sớm thực hiện việc di dời trụ sở ra khỏi nội đô theo quy hoạch của Thủ tướng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Năm 2025: Đối tượng này sẽ không được tăng lương hưu, là đối tượng nào?
- Kỳ diệu trước thềm năm mới 2025: Cặp song sinh ở Hà Nội ra đời cách nhau 5 tuần
- Năm 2025, quy định mới nhất về mức lương cơ sở
- 5 điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 ở Hà Nội, đừng bỏ lỡ khoảnh khắc giao thời đặc biệt này
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?