Nguy cơ bị mụn nước
Vết loét được gây ra bởi virus herpes. Chúng thường xuất hiện là các vết loét khá nhỏ, nhưng có chứa mụn nước chứa đầy chất lỏng hình thành xung quanh miệng và môi.
Các vết loét nà rất dễ lây lan, đặc biệt là nếu các vết loét này đang vỡ ra. Vì thế, khi trao nụ hôn chúng có thể lây lan bệnh. Do đó, khi nhìn thấy bất kỳ vết lở gần đôi môi của mình, bạn nên tránh hôn thân mật người ấy của mình.
Nguy cơ lây bệnh cảm lạnh
Nếu như bạn thấy bạn đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thì cũng nên ngừng hôn. Vì virus cảm lạnh hoặc cúm thông thường có thể được truyền đi một cách dễ dàng thông qua tiếp xúc với nước bọt hay dịch tiết mũi của người bệnh.
Tăng nguy cơ nhiễm bạch cầu đơn nhân
Bạch cầu đơn nhân, còn được gọi là "bệnh hôn". Hiện, cơ chế lây bệnh vẫn chưa được rõ lắm, nhưng vi khuẩn có thể lan truyền dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp như hôn môi, hoặc qua nước bọt của bệnh nhân, cũng như chia sẻ thức ăn, chén, đồ dùng hoặc ống hút.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên trong các lympho bào (bạch cầu đơn nhân) làm cho các tế bào này thay đổi hình dạng.
Nguy cơ nhiễm độc chì
Với những chị em hay trang điểm, bạn có thể có nguy cơ gây nhiễm độc chì cho đối tác khi yêu.
Thực tế, phần lớn các loại mỹ phẩm như son môi, phấn nền, phấn lót… đều có một lượng chì và thủy ngân nhất định. Bởi thế, khi trang điểm nhẹ, bạn vẫn có thể “đưa” những chất độc hại này vào cơ thể qua hành động hôn.
Mà chì là một chất cực độc, và có thể gây nên nhiều bệnh liên quan đến hệ thần kinh và nhiều cơ quan trong cơ thể như: dạ dày, tim, thận… Nhiễm độc chì có thể dẫn đến những dấu hiệu bất thường như biếng ăn, da tái do thiếu máu, đau bụng, dễ cáu gắt, suy giảm trí nhớ…
Nguy cơ gây loạn khuẩn
Khi một trong 2 người đang bị tiêu chảy mà hôn nhau, đối tác của bạn cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng tấn công của các loại vi khuẩn gây tiêu chảy.
Qua khoang miệng, bạn sẽ rất dễ truyền vi-rút gây bệnh cho nửa kia. Và những vi rút này sẽ tăng nguy cơ khiến cho người ấy cũng bị mắc bệnh nếu có sức đề kháng kém.