Khi trẻ khó chịu về một vấn đề gì đó, con thường cáu giận, khóc la hét, ném đồ... Những lúc này cha mẹ cần làm gì để trẻ quản lý cảm xúc tốt, mở rộng tư duy?
|
Trẻ rất dễ sử dụng cảm xúc (VD như giận dỗi) hoặc đập đầu vào gối hoặc khóc la hét, ăn vạ để giải quyết vấn đề, để vòi vĩnh hay để làm nũng... "Sao con mè nheo, con hay khóc thế nhỉ, con chẳng ngoan chút nào cả" - đó là một trong những câu cha mẹ thường thốt lên khi không dỗ dành được trẻ.
Theo chuyên gia Anh Nguyễn - Phó Tổng Biên tập tạp chí Harvard Public Health Review tại Đại học Harvard, trẻ con không hề có lỗi trong việc này, Bởi người lớn chúng ta thường không chú ý đến dạy con những cách khác để giải quyết vấn đề của riêng bé.
"Trong một bài viết trước đây, tôi có đề cập đến 1 thí nghiệm thú vị từ Đại học Harvard về khả năng nhận thức sớm trong suy nghĩ của trẻ nhỏ ngay từ 15-18 tháng tuổi. Nếu cha mẹ nghĩ rằng trẻ nhỏ quá không biết gì, thì đây là một suy nghĩ đã lạc hậu.
Trẻ con có thể đọc cảm xúc của bạn tốt từ 10 tháng tuổi và bắt đầu suy nghĩ về tình huống từ 15 tháng tuổi. Hãy dạy con cách suy nghĩ sớm nhất để trẻ học cách giải quyết tình huống một cách tích cực hơn" - vị chuyên gia cho hay.
3 cách cha mẹ nên làm để trẻ quản lý cảm xúc tốt, mở rộng tư duy
1. Trẻ con học từ trải nghiệm, không có đúng sai, chỉ là trải nghiệm
Khái niệm trải nghiệm có thể hiểu là những hoạt động mà trẻ đã trải qua. Đúng như vậy, nhưng chúng ta cần hiểu sâu hơn. Đó là những hoạt động trẻ đích thân nhận ra vấn đề và giải quyết. Khái niệm khá trừu tượng. Đây là 1 số ví dụ để chúng ta dễ hình dung như thế nào là "chính bản thân trẻ".
VD1: Trẻ dưới 2 tuổi thường hay khóc và thức đêm. Đây là 1 trải nghiệm của trẻ. Dĩ nhiên, chúng ta loại bỏ yếu tố trẻ đang có 1 vấn đề bệnh lý nào đó. Trẻ trải nghiệm có thể là do trẻ đói cần bú hoặc chỉ đơn giản cần mẹ không cần thiết bú. Đầu tiên, hãy để trẻ nhận ra trải nghiệm này bằng cách đừng bế trẻ lên liền để ru ngủ lại. Hãy để trẻ nằm ngay trên giường, bạn có thể vỗ lưng trẻ. Một số trẻ chỉ cần lăn qua lăn lại rồi ngủ, một số trẻ cần nhiều nỗ lực hơn. Nếu cần cho trẻ bú, hãy cho trẻ tự nỗ lực tìm ti và cho bú tại chỗ, không nên di chuyển 1 nơi khác.
VD2: Trẻ không hài lòng thường đập đầu vào gối. Hành vi này không phải "cách gây áp lực" mà chúng ta hay nghĩ. Đơn giản là thể hiện một sự "rối bời" trong tìm cách giải quyết của trẻ. Cha mẹ bình tĩnh, giữ con lại bằng hai tay để cho trẻ lấy lại sự chú ý - tín hiệu này cho bé biết bạn đang lắng nghe. Hãy hỏi con bằng những câu hỏi để giúp trẻ diễn đạt vấn đề rõ hơn. Có những câu hỏi cần câu trả lời của trẻ, nhưng có những câu hỏi chỉ cần mang tính dẫn dắt để trẻ mở rộng diễn đạt. Khi con bình tĩnh, hãy cho trẻ biết việc đập đầu vào gối là không cần thiết. Khi cần con hãy nắm tay mẹ, mẹ sẽ trả lời con. Bạn đừng nghĩ trẻ 12 tháng tuổi không hiểu gì khi bạn áp dụng những điều này. Đúng là, trẻ chưa có ngôn ngữ để trả lời câu hỏi của bạn, nhưng chúng sẽ dùng những cử chỉ, ánh mắt hoặc ngôn ngữ riêng để cho bạn biết. Đó là cách mà trẻ học cách nhận ra trải nghiệm và cách để giải quyết vấn đề.
2. Luôn cho trẻ có ý kiến, không có ý sai hay đúng, chỉ là ý kiến để thảo luận
Làm cách nào để trẻ bớt đòi mua đồ chơi? Tôi vẫn khuyên cha mẹ: Hãy cho trẻ quyết định mua cái gì và không mua cái gì? Như thế trẻ sẽ chỉ đòi mua khi suy nghĩ thật kỹ. Tại sao? Bởi vì trẻ đòi mua món đồ nào là do trẻ thích, trẻ muốn cái mới mà chưa thật sự bỏ công suy nghĩ: "Mua nó làm gì". Nếu bạn cho trẻ lựa chọn, trẻ bắt đầu lôi 1 danh sách cái này, cái kia và cũng bắt đầu suy tính. Do đó, sự cân nhắc sẽ bắt đầu hình thành.
Khi có sự cân nhắc thì trẻ sẽ không vội đưa ra quyết định nếu chưa suy nghĩ kỹ.
3. Tranh luận với trẻ, không có ý kiến sai hay đúng, chỉ là cách mở rộng vấn đề
Tranh luận không phải là cách chúng ta dùng sự la hét, ép buộc trẻ phải đồng ý với ý kiến của bạn. Tranh luận là giúp trẻ có ý kiến phản biện. Tranh luận rất dễ làm bạn có suy nghĩ tiêu cực, do đó, nên chú ý bình tĩnh và lắng nghe con bằng trái tim. Trẻ nhỏ có thể cho rằng: Chiếc lá màu đỏ (khái niệm nghe có vẻ sai về sinh học, nhưng thực tế vẫn có những chiếc lá màu này biết đâu bé đã nhìn thấy). Do đó, tranh luận là cách giúp trẻ nhận ra sự kết nối các sự thật (fact) để đưa vào nhận định riêng của trẻ (opinion). Ai cho bạn 1 opinion, điều này có thể đúng hay sai, nhưng opinion này sẽ có giá trị sử dụng nếu nó là sự kết nối các sự thật/bằng chứng (fact/evidence). Đó là nguyên lý cơ bản của sự tư duy.
Nguồn: https://ttvn.toquoc.vn/3-cach-cha-me-nen-lam-giup-tre-mo-rong-tu-duy-quan-ly-cam-xuc-tot-20230307083..
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn