Zalo ‘mở cửa’ cho những chiêu lừa đảo tình - tiền

Zalo không chỉ được mệnh danh là “chợ tình dâm dục” trên mạng xã hộ mà còn là điểm nóng của những trò lừa đảo.

Lừa cả tiền lẫn tình

Như tin tức đã đưa từ những bài trước, mạng xã hội Zalo bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2012, tính đến nay chưa được 3 năm nhưng những chiêu trò lừa đảo của các băng nhóm ngày một tinh vi hơn khiến giá trị của mạng xã hội này ngày càng băng hoại.

Vụ việc lừa đảo đầu tiên xảy ra tháng 10/2014, lợi dụng sự sơ hở trong cách quản lý của đội ngũ quản trị mạng Zalo, đối tượng Nguyễn Trung Thành Nghĩa (29 tuổi, ngụ phường 5, TP Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu) đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người bạn gái “hờ” mang tên Võ Hồng L. (32 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) khi họ vừa quen nhau được vài ngày trong phòng chát của Zalo.

Ảnh minh họa

Có vẻ như các chiêu trò lừa đảo trên Zalo ngày một tinh vi hơn. Khi thành viên trên Zalo biết đề phòng hơn thì những thành phần lừa đảo tiếp tục sử dụng những chiêu trò như tin nhắn dịch vụ trúng thưởng. Cũng không ít nạn nhân bị lừa đảo số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Tội phạm sử dụng công nghệ cao hoặc lừa đảo qua mạng xã hội không phải mới nhưng danh sách nạn nhân bị lừa đảo trên mạng Zalo dường như ngày một dài thêm.

Dụ dỗ “con mồi” kiếm cả trăm triệu đồng

“Zalo thông báo chúc mừng tài khoản Zalo của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện “tuần lộc vàng tri ân khách hàng Zalo”, giải nhất bao gồm 1 xe máy Liberty (68.000.000đ), 1 phiếu quà tặng trị giá 70.000.000đ, giải thưởng do Công ty Calo và Piaggio đồng hành tài trợ…” là nội dung tin nhắn mà có lẽ không ít người nhận được. Nhưng vì thiếu thông tin cũng như chỉ nghĩ đến khoản phần thưởng trước mắt mà trở thành nạn nhân của những con lừa đảo.

Những chiêu lừa rất đơn giản nhưng nhiều nạn nhân đã cống nộp cho lũ gian manh cả trăm triệu đồng. Hình thức lấy tiền chủ yếu bọn chúng dụ dỗ “con mồi” nạp thẻ điện thoại khiến không ít người điêu đứng sau khi nghe lời kẻ lừa đảo.

Nam sinh tuổi teen lừa đảo cả trăm triệu đồng qua mạng Zalo. 

Trước tình trạng lừa đảo ngày một nhức nhối, chúng ta không thể bỏ qua trách nhiệm của nhà quản lý mạng đã không kiểm soát được những mánh khóe của các trò bịp bợm. Phải chăng sự quản lý chưa đủ nghiêm ngặt nên đã tạo ra những khoảng trống cho kẻ gian lợi dụng?!

Những tưởng qua sự việc đã xảy ra, nhà mạng sẽ có những cách thức quản lý chặt chẽ hơn để giảm thiểu tình trạng nhiều kẻ lợi dụng những kẽ hở để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội Zalo. Tuy nhiên những vụ lừa đảo hình thức cũ vẫn diễn ra, không chỉ đơn lẻ mà tạo ra những băng đảng tầm cỡ...