“Vụ hôi bia” - Liệu Tiger Beer có giỏi như Arsenal?

Mặc dù vụ việc “người dân hỉ hả đi hôi của được nhiều bia” vừa qua là một trong những hình ảnh không mấy tốt đẹp.

Nhưng ở một góc nhìn khác, một cách khéo léo, Tiger beer có thể học tập Arsenal, “ bắt kịp” & “nắm lấy”cơ hội truyền thông tuyệt vời này.

 Vụ hôi bia - Tiêu điểm của mạng xã hội Việt

Gần đây, cả nước đang xôn xao về vụ việc “người dân hỉ hả khi hôi của bia tiger”, và nhờ sức mạnh của mạng xã hội vụ việc được lan truyền nhanh như gió bão trong suốt vài ngày qua.

Không thể đo đếm chính xác độ phủ của vụ việc nhưng với hàng chục bài viết trên Dantri, Vnexpress, Tuoitre, Kenh14, Zingnews, … Hơn 19.000 lượt like Facebook, hàng trăm lượt bình luận, và hàng nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội…, có thể thấy "vụ hôi bia" là sự vụ đình đám nhất trong tuần qua trên cộng đồng mạng.

Tiger Beer quá "lời" với sự kiện này?

Chính bởi vậy, nhiều chuyên gia marketing trên các cộng đồng truyền thông đã cho rằng: Tiger bia đã quá lời với sự kiện này. Bởi nếu tính giá vốn mỗi thùng bia là 100.000 VNĐ. Thì với 1500 thùng bia của vụ việc. Chi phí Tiger bỏ ra chỉ là khoảng 150 triệu VND. Như vậy, so với chi phí dành cho một chiến dịch “ Viral Marketing” thì Tiger beer đã quá thành công về cả mặt chi phí lẫn độ phủ hình ảnh.

Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến phản đối và cho rằng vụ việc này thực ra không có giá trị truyền thông, thậm chí “hình ảnh một góc xấu của người dân Việt” còn đang hạ thấp giá trị hình ảnh thương hiệu Tiger Beer. Thương hiệu Tiger Beer được cho rằng đã đủ mạnh và đủ độ phủ khi tham gia vào thị trường Việt Nam hơn cả chục năm trước. Và một trong những bình luận khác cho rằng: “Vụ việc chỉ có giá trị hiển thị thôi chứ không có thông điệp truyền thông và đối tượng truyền thông cụ thể”

Hoặc có những phản pháo lại ý kiến của chuyên gia là Tiger beer thực sự được cái gì? “sau vụ việc chỉ thấy nhiều người Việt tham/bẩn/a dua... thì doanh nghiệp được cái gì? Tiger beer được cái gì?”

Hay Tiger quá chậm chân?

Như vậy, nếu chỉ dừng tại đây với hình ảnh “người dân hỉ hả đi nhặt bia” thì chắc chắn Tiger Beer sẽ không nhận được gì ngoài việc là bị gán với những ký ức xấu, bị giảm nhẹ giá trị thương hiệu.

Nhưng nếu ngẫm rộng hơn, thì Genk thực sự thấy sự kiện này có nhiều điểm na ná với một case truyền thông khá đình đám vài tháng trước “sự kiện Runing Man và Arsenal” mà Tiger beer có thể nhạy bén bắt chước và biến hóa thành câu chuyện truyền thông có lợi cho mình.