Tự tử chết, nếu tái sinh thành người, thường bị điên, trầm cảm hay tự kỷ!

Tin Toàn Shinoda bất ngờ qua đời, gây chấn động nhiều người, thậm chí gây "bão" trong cộng đồng mạng sáng nay 25/7.

Thông tin về nguyên nhân ra đi hiện rất “nhiễu”. Có tin Vlogger này tự sát... Có người bảo vỡ nợ, thất tình nên tự sát. Có người bảo do bị bệnh mãn tính. Có người bảo do “áp lực cuộc sống và xã hội quá lớn. Chả biết đâu mà lần. 

Thôi thì cầu mong cho cậu được siêu thoát. Cầu như thế, nhưng nếu thật sự cậu tự sát, thì sẽ cực khó, thậm chí có thể nói chắc chắn là không thể siêu thoát ngay được. Vì sao?

Vlogger nổi tiếng Toàn Shinoda

Ngày nay, áp lực cuộc sống rất cao, và do các bạn trẻ thiếu hiểu biết về bản chất cuộc sống, nên rất dễ này sinh tư tưởng muốn chấm dứt sự sống. Ngày càng có nhiều bạn trẻ ốm bệnh hoạn, sống dở chết dở, hay khi gặp chuyện bế tắc, chán nản… muốn chấm dứt cuộc sống của mình để không khổ mình và phiền khổ mọi người.

Dưới góc nhìn Phật giáo, người tự tử là mang tội giết người, mặc dù mình tự sát vẫn có tội như giết người khác. Thậm chí, tội giết mình còn nặng hơn tội giết người khác.

Nói cách khác, tự tử là phạm tội sát sinh! Tội nặng nhất trong tội sát sinh!

Thời ấy, khi thấy nhiều tì kheo tự tử vì đã chứng được phần nào, muốn thể hiện sự “buông” đến tuyệt đối, ngay cả mạng sống của mình (cách hiểu này sai), Đức Phật đã phân tích và “bổ sung” vào chuyện cấm sát sinh, trong đó sát hại sinh mạng chính mình là tội nặng nhất.

Luật nhân quả rất công bằng với tất cả. Khi một người làm ác thì phải trả quả khổ, có thể trả ngay, có thể kiếp khác, khi hội đủ duyên. Theo luật nhân quả thì bạn bị ốm yếu, bệnh hoạn, bị kẻ khác bắt nạt, đày đoạ, đánh đạp, tóm lại là sống dở chết dở… tức là bạn đang phải trả những quả đã gieo nhân ác trong quá khứ.

Vì thế, nếu muốn tránh khổ đau bằng ách tự sát thì tức là bạn đang đi ngược lại luật nhân quả. Đó là điều không thể.

Chết có thể là hết khổ, nhưng là cái chết kiểu khác, chết thanh thản. Còn chết do tự sát, chắc chắn là một sự tiếp nối vòng xoáy khổ đau hơn. Chẳng hạn, một kẻ giết người, bị xử tù chung thân, và rồi tự sát chết, thì với luật pháp thế gian, là hết tội. Nhưng với luật nhân quả thì chết sẽ tiếp tục trả quả khổ và tội còn nặng hơn.

Một vị đại Hoà thượng từng chia sẻ: “Kẻ gặp khổ mà đứng lại là kẻ hèn nhát chỉ biết kêu khóc, rên la, than thân, trách phận, oán trời trách người, làm như vậy có lợi ích gì? Hoặc vào chùa cúng bái, tế lễ, cầu xin thì cũng chẳng bao giờ giải quyết được gì? Hoặc trốn bỏ đi tu vào chùa thì những người này có tìm sự giải thoát chỗ nào được, đó là hạng người tránh né. Kẻ gặp khổ cầm dao tự sát, hay uống thuốc độc hoặc thắt cổ, nhảy sông trầm mình tự tử, đó là những người trôi dạt, những người hèn nhát, những người này bị nhân quả xỏ mũi, những người này nô lệ cho nhân quả, những người này vô đạo đức thiếu ý chí làm người”.

Luật nhân quả không tính theo thời gian và không gian, mà chỉ tính theo thiện và ác. Vì thế, nó trừng phạt kẻ làm ác phải chịu khổ đau trong nhiều thân và nhiều kiếp. Tự sát bỏ đi thân này, lại đoạ vào 3 đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh), tức là bỏ thân này, lại chịu khổ đau kiểu khác, trong thân khác.

Nhiều người vẫn gặp cảnh các nhà sư tụng niệm cho người chết (ở Tây Tạng, Butan, Nepal, Myanmar… người ta còn trì tụng từ khi một người già yếu chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng).

Vì sao họ làm điều này? Là vì họ rất quan trọng khoảnh khắc khi linh thức thoát khỏi xác thân này. Khi đó, hoặc trong 49 ngày thân trung ấm, linh hồn người chết rất dễ bị nghiệp lực kéo đi, đoạ vào cảnh xấu, ác, khổ, không siêu thoát được. Khi có các nhà như tụng niệm, nhờ công đức của các nhà sư, sự gia hộ và ánh sáng sẽ dẫn dắt linh thức đó vượt qua những khoảnh khắc đen tối, để được siêu sinh. (Tất nhiên, còn cần điều kiện khác nữa, chứ không phải cứ làm điều ác, lúc chết vung tiền nhờ trì tụng là siêu sinh được).

Điều nói trên chính là mấu chốt vì sao người tự sát không siêu thoát được. Vì khi họ treo cổ, nhảy cầu, hay tự đâm chém mình… thì vừa không được sự hộ trì nào khi linh thức xuất ra, vừa tạo ra thời khắc tinh thần hoảng loạn đến tột độ. Bình thường thì muốn chết, nhưng trong tích tắc sự sống không còn, lại tuyệt vọng tham sống. Vì thế, linh thức không thể thanh thản từ bỏ xác thân này ra đi được.

Và vì thế, theo luật nhân quả, những người tự sát nếu được đầu thai lại làm người, cũng thường có khuôn mặt xấu xí (ví dụ mắt lồi ra do hệ quả của treo cổ...), hoặc bị mắc chứng điên loạn, tức là liên quan đến thần kinh. Trường hợp dùng thuốc ngủ để tự sát lại có thể khác, vì khi đó linh thức muốn sống, nhưng không cưỡng lại được, mơ màng, không lối thoát. Và Quả quả nhân này là nếu được làm người kiếp sau đó, thường bị trầm cảm, u mê, tự kỷ… cũng là vấn đề thần kinh. 

Bởi vậy mới nói, ngu nhất trong các loại ngu là tự sát hại chính mình. Nếu phân tích kỹ thì tự sát kéo theo rất nhiều nghiệp lực, tội lỗi khác. Trong khuôn khổ bài viết này, không thể nói hết được.