Tôi giật mình khi nghe bé hỏi rồi chống chế trả lời: “Dì chạy nhanh để con không bị trễ học”. Bé có vẻ không vui, nói tiếp: “Cô con bảo mình mà chạy như thế là bị tai nạn giao thông đó”.
2. Chị hàng xóm nhìn thấy con đem quà Trung thu về thì mừng rỡ rồi hỏi: “Ủa, sao con lấy hai phần mà chị hai con thì không có vậy?”. Cô chị hai lí nhí nói: “Dạ, người ta bảo mỗi người chỉ lấy một phần thôi. Con thấy em con lấy rồi nên con không lấy nữa”. Người mẹ mắng cô chị: “Đồ ngu! Nó lấy phần của nó, còn mày cứ lấy phần của mày đi. Mai mốt học theo em mày đi. Thật thà là cha thằng dại nhe con!”.
3. Em gái tôi kể về buổi họp phụ huynh của con gái cô ấy nghe thật đau lòng. Giáo viên chủ nhiệm của cô bé lớp 3 nói với em tôi: “Chị ơi! Em đọc lý lịch của bé thấy mẹ là giáo viên mà sao nó khờ quá xá luôn!”. Em tôi ngẩn ngơ và thấy ngượng quá. “Con chị làm bài không được, cứ ngồi mò mẫm hoài mà không biết hỏi bạn để chép bài. Đúng là nó khờ quá cỡ!”.
Có lẽ trong cuộc sống hằng ngày luôn xảy ra những việc tôi kể trên đây. Nếu không có những nhìn nhận đúng và trung thực thì trẻ em dễ “học” lấy những gì mà người lớn thực hiện, rồi từ đó ảnh hưởng đến tính cách sau này của các em.
Về phần tôi, đôi khi đi xe một mình cũng có lúc ẩu. Nhưng khi nghe cháu nói tôi cảm thấy tấm gương của mình “bị ố” rồi, cần lau chùi lại, cần sống nghiêm túc hơn. Còn cháu bé của tôi khi được hỏi “Vì sao con không nhờ bạn giúp?”, nó mở to mắt, nhìn giây lát rồi nói: “Không biết mà hỏi bạn nó cười cho. Thôi, con về hỏi mẹ để mai mốt làm được”.
Trong cuộc sống bon chen hiện nay mà giáo dục con em có hành động đúng đắn, trung thực quả là khó quá, nhưng làm được thì đáng quý biết bao! Mong rằng người lớn hãy là tấm gương giúp trẻ soi thấu để hiểu hơn, có lối sống chân thật và quan tâm hơn tới mọi người.