Bài báo viết: Từ đầu tháng 5, Trung Quốc đã chọc giận người hàng xóm phía Nam của mình. Cuộc đọ sức đã diễn ra trên vài chiến tuyến. Trên Biển Đông, số giàn khoan Trung Quốc hạ đặt đã tăng lên, xem thường mọi yêu sách chủ quyền của Việt Nam và bất chấp sự phê bình của cộng đồng quốc tế.
Máy bay khu trục lượn trên đầu ngư dân Việt Nam, những người cứ vài ngày lại phải chịu đựng sự tấn công của hải quân Trung Quốc.
"Cuộc chiến" lan tới cả các thư viện, nơi cả hai phía cùng lục tìm những tài liệu lịch sử ngày một cổ hơn và đáng tin hơn để khẳng định chủ quyền của các hòn đảo tranh chấp.
Trong hội thảo ở Đại học Almamer, mọi người được xem hai bản đồ cổ của Đức. Một bản đồ từ cuối thế kỷ XIX, một bản đồ từ thời giữa hai thế chiến.
Cộng đồng người Việt ở Ba Lan đã mua từ thư viện của Đức và sẽ gửi về Việt Nam trong thời gian gần nhất để làm bằng chứng chứng minh rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam từ xưa.
Đây không phải là hoạt động duy nhất của người Việt ở Ba Lan. Từ tháng 5 đã có hai cuộc biểu tình của cộng đồng trước Đại sứ quán Trung Quốc phản đối sự có mặt của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam. 16.000 USD đã được quyên góp để giúp sức trong việc bảo vệ lãnh hải. Có thể thấy được lòng nhiệt thành tha thiết của người Việt đối với việc bảo vệ lãnh thổ.
Hành động ráo riết quá mức trên Biển Đông của Trung Quốc hiện nay bắt nguồn từ những động thái trước đó của Chính phủ Trung Quốc.
Hai năm trước, người Trung Quốc được nhận hộ chiếu mới với hình bản đồ có vẽ các quần đảo tranh chấp, còn từ một năm rưỡi nay người Nhật đã thấy Trung Quốc sát sạt trong cuộc tranh giành một quần đảo khác là Senkaku/Điếu Ngư.
Những vấn đề này đòi hỏi phải suy nghĩ rất nhiều, bởi những bất an ở châu Á có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả thế giới.
Việc số tàu hải quân và hải giám Trung Quốc tập trung lên đến mức nguy hiểm có thể gây ra thảm họa kinh tế và chính trị không chỉ cho Việt Nam và Philippines, mà còn cho cả Nhật, Trung Quốc và Mỹ - nước đang chăm chú theo dõi tình hình khu vực.
Những xáo trộn ở châu Á có thể lan rộng hậu quả ra thế giới rất nhanh và khi đó người ta mới thấy rằng lẽ ra nên suy nghĩ sớm hơn và hỗ trợ việc giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ bề ngoài có vẻ như vô hại và chẳng mấy quan trọng liên quan đến vài hòn đảo nhỏ xíu mấp mé nổi lên mặt biển, nơi chẳng có nước ngọt.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG