Theo hãng tin Reuters, đây là một thất bại rõ ràng cho những nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế các hành động hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.
Để tránh sự phiền toái của Trung Quốc, Mỹ đã tham gia cuộc họp của các nước ASEAN ở Myanmar vào cuối tuần nhằm đẩy mạnh vai trò của mình trong việc giải quyết các tranh chấp hàng hải. Washington kêu gọi đưa ra một lệnh cấm tạm thời các hoạt động ở Biển Đông tương tự như việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam hồi tháng Năm..
Philippines cũng đã kêu gọi đóng băng Biển Đông như một phần của kế hoạch ba bước mà nước này đề xuất để giảm bớt căng thẳng ở vùng biển giàu tài nguyên, nơi lưu thông hơn 5 nghìn tỷ USD giá trị thương mại mỗi năm.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới thủ đô của Myanmar, Nay Pyi Taw, vào ngày thứ Bảy để tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN, cùng với ngoại trưởng các nước thành viên và các quốc gia khác như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Liên minh châu Âu (EU).
"Hoa Kỳ và ASEAN phải có trách nhiệm chung trong việc đảm bảo an ninh hàng hải ở các vùng biển quan trọng, đất đai và các cảng biển", ông Kerry mở đầu bài phát biểu, "Chúng ta cần phải làm việc với nhau, quản lý căng thẳng ở Biển Đông một cách hòa bình, và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế".
Tuy nhiên, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký của 10 thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cho biết đề xuất của Mỹ đã không được thảo luận bởi các bộ trưởng ASEAN đã có một cơ chế để ngăn chặn các hành động nhạy cảm như khai hoang đất đai và xây dựng trên các đảo tranh chấp, hay còn gọi là Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Nhà ngoại giao hàng đầu ASEAN cho biết khối đã làm việc với Trung Quốc để giảm căng thẳng bằng cách đưa ra các cải thiện phù hợp với thỏa thuận năm 2002, tìm kiếm kết luận về COC, ràng buộc ứng xử cho các hoạt động hàng hải. Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền đối với một phần của vùng biển.
"Đó là vì ASEAN đang khuyến nghị Trung Quốc nên đi đến thống nhất việc thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các cam kết này, chứ không phải ASEAN hỏi liệu có nên ủng hộ hay không ủng hộ đề nghị (của Mỹ)", Tổng thư ký ASEAN nói.
Hầu hết các nước có tuyên bố chủ quyền đã không tuân thủ các nguyên tắc năm 2002, đặc biệt là Trung Quốc, đã dẫn đến căng thẳng gia tăng ở Biển Đông giữa Bắc Kinh và 4 quốc gia khác.
Trung Quốc thậm chí còn tuyên bố đến 90% vùng biển là thuộc chủ quyền của mình. Tranh chấp chủ quyền đã chia rẽ ASEAN khi một số quốc gia thành viên không muốn đối đầu với nền kinh tế khổng lồ của châu Á.
Trung Quốc bác bỏ sự tham gia của Mỹ trong cuộc tranh chấp và cũng đã bác bỏ đề nghị đóng băng khu vực. Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ đã làm căng thẳng thêm vấn đề chủ quyền khi ủng hộ cho Philippines và Việt Nam thông qua chính sách “Trục ở châu Á”.
"Hiện nay tình hình ở Biển Đông là ổn định toàn diện. Chưa có bất kỳ vấn đề liên quan đến hàng hải ở Biển Đông", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với các phóng viên, "Một người nào đó đã được phóng đại hoặc làm quá lên cái gọi là căng thẳng ở Biển Đông. Chúng tôi không đồng ý với một thực tế như vậy".
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng đã hạ bớt giọng trong việc đề nghị đóng băng hoặc tạm ngừng các hoạt động gây căng thẳng ở Biển Đông, thay vào đó là kêu gọi “sự chấm dứt” trong bài phát biểu trước các phóng viên quốc tế hôm thứ Sáu (8/8).
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết sự thay đổi trong ngôn ngữ không có ý nghĩa. "Có lẽ họ chỉ muốn phân biệt đề nghị của họ với đề nghị của chúng tôi", quan chức này cho biết.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.