Tình hình biển Đông chiều 6/9: TQ mở rộng Đá Gạc Ma – mối họa của Việt Nam, Đài Loan và Mỹ

TQ tiến hành khai hoang tại Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa đã tạo rao mối đe dọa nghiêm trọng đối với Việt Nam, Đài Loan và quân đội Mỹ đang hoạt động tại khu vực.

Bài báo trên Kanwa cho biết Trung Quốc đang xây dựng một hòn đảo nhân tạo trên rạn san hô này với chiều dài 5.000 m và rộng 400 m. Hòn đảo này không chỉ tăng cường những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp trên Biển Đông mà còn có khả năng theo dõi các hoạt động của hải quân Mỹ.

Đảo nhân tạo này sẽ phục vụ như một trạm radar hoặc nghe ngóng thông tin cho Quân giải phóng nhân dân và cũng có thể coi như một căn cứ hoạt động đầy tiềm năng của hải quân Trung Quốc.

Kanwa cho biết Trung Quốc đang xây dựng một đường băng dài 2.000 m trên đảo khai hoang này để các máy bay của Không quân Trung Quốc như Su-30, J-11 và J-10 có thể được triển khai tới Biển Đông. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không tại toàn bộ khu vực eo biển Malacca, đe dọa tới Việt Nam và các bên có tuyên bố chủ quyền khác tại khu vực.

Cũng giống như Đá Gạc Ma chỉ cách đảo lớn của Trường Sa 72 km, kế hoạch cải tạo đất này cũng đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với đảo Ba Bình đặt dưới sự kiểm soát của Đài Loan, bài báo nói.

 Kể từ tháng 2, Trung Quốc đã tích cực đưa các đọi xây dựng tới những rạn khác nhau tại quần đảo Trường Sa, nhất là những nơi mà cả Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền. Các nguồn tin cho biết 6 rạn san hô gồm đá Gạc Ma (Johnson South), đá Gaven, đá Châu Viên (Cuarteron), đá Chữ Thập (Fiery Cross), Hughes và đá Én Đất (Eldad) đều được biến thành đảo nhân tạo. Tất cả, trừ đá Én Đất đều đã được chính quyền Trung Quốc “khai sinh” và tháng 7 vừa qua.

Hình ảnh vệ tinh của đá Gạc Ma hồi tháng 7 cho thấy Trung Quốc đã đưa thêm một tàu mới và trồng dừa cùng với các cơ sở hạ tần khác như đường giao thông, nhà cửa biến một rạn san hô chủ yếu là đá và cát thành một đảo hình quả táo màu trắng. Hình ảnh từ Google Earth cuối tháng 6 cho thấy một lượng lớn các trang thiết bị xây dựng vẫn còn ở trên đảo.

Các nhà phân tích cho rằng hoạt động thu hồi đất nhanh chóng của Trung Quốc tại Biển Đông đã được thực hiện bởi nước này có nguồn lực lớn và khả năng xây dựng mà những bên tranh chấp khác cộng lại cũng không bằng. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các rạn san hô ngày càng tăng cũng giúp Trung Quốc củng cố các tuyên bố chủ quyền họ đưa ra.

Trong khi các nhà lãnh đạo chính trị của chúng tôi đang bận rộn tranh cãi thì ở ngoài biển Tây Philippines, chúng tôi đang dần bị mất đất do các cuộc xâm lấn của Trung Quốc”, một quan chức an ninh cấp cao của Philippines cho biết.

Tuần trước, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III xác nhận các hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn tiếp tục và nhắc lại lời kêu gọi Bắc Kinh xoa dịu căng thẳng trong vùng biển tranh chấp.

Ông Aquino cho biết Philippines sẽ tiếp tục nhờ đến sự can thiệp của Tòa án Quốc tế về Luật Biển và các quy tắc ứng xử để điều chỉnh các hành vi trong khu vực.

>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG