Tàu ngầm Kilo - 'Sát thủ ẩn mình' giúp Việt Nam xoay cục diện biển Đông (Kỳ 1)

Các nhà phân tích chiến lược Singapore nhận định: “Kilo 636M sẽ là nhân tố giúp Việt Nam thay đổi cục diện ‘ván cờ biển Đông".

Lời cảnh cáo đanh thép của Việt Nam

Theo thông cáo của Cục thiết kế Rubin và Nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga, chiếc tàu ngầm Kilo 636M đầu tiên của Việt Nam mang tên Hà Nội đã hoàn tất thử nghiệm và sẵn sàng để bàn giao cho Hải quân Việt Nam.

Các nhà phân tích chiến lược của Viện nghiên cứu S. Rajaratnam tại Singapore nhận định: “Kilo 636M sẽ là nhân tố giúp Việt Nam thay đổi cục diện 'ván cờ biển Đông'”.

Theo hợp đồng được ký từ năm 2009 giữa Việt Nam và Nga, 6 chiếc Kilo 636M được khởi đóng từ năm 2013, dự kiến, chiếc tàu cuối cùng sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2018, sau đó sẽ được chia đều để hoạt động tại các vùng biển ở Việt Nam.

Dự án 636M của Việt Nam được đánh giá là một trong những dự án nâng cấp cải tiến tham vọng nhất từ trước đến nay, với những công nghệ hiện đại nhất của Nga, thậm chí, các kỹ sư của Admiralty đã vấp phải nhiều khó khăn khi phải vận hành một hệ thống máy và điện tử trước nay họ chưa bao giờ gặp.

Xác nhận của Bộ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam với giới báo chí về hợp đồng Kilo trị giá 3 tỷ USD tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La đã khiến cho nhiều người vô cùng kinh ngạc, đặc biệt là giới phân tích và các học giả quân sự chiến lược. Tuy nhiên, đây được xem là một động thái tích cực của Việt Nam trên biển Đông nhằm đề phòng trước “gã khổng lồ xấu tính” ngay bên cạnh mình. Kilo 636M sẽ giúp Việt Nam bảo vệ được chủ quyền hợp pháp của mình trước những tuyên bố phi lý của Trung Quốc và trên hết là bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của chúng ta trong các vấn đề về khoáng sản và tuyến đường biển đi qua biển Đông.

Tất nhiên, 6 chiếc Kilo của Việt Nam có thể sẽ chỉ như hạt gạo so với hạm đội Nam Hải được báo chí Trung Quốc gọi là: “Hạm đội hùng mạnh nhất Châu Á” nhưng trên thực tế, ai cũng biết rằng đây chỉ là “con hổ giấy” mà thôi. So với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Hải quân Trung Quốc còn thua xa rất nhiều cả về chất lượng lẫn số lượng.

Tàu ngầm Kilo không phải ngẫu nhiên được gọi là “Hố đen" trên đại dương. Nếu Kilo 636M kết hợp với chiến thuật đánh du kích sáng tạo của Hải quân Việt Nam thì đó đúng là thảm kịch với Hải quân Trung Quốc. Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ lối đánh này của người Việt Nam, đó là lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh nhưng mang lại hiệu quả rất lớn.

Công nghệ đi trước tàu Kilo Trung Quốc đến 10 năm

Một điểm đáng chú ý là Kilo 636M của Việt Nam được trang bị các công nghệ đi trước tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đến 10 năm.


Sản phẩm của mối quan hệ nồng ấm Việt Nam - Liên bang Nga

Do Trung Quốc quá nổi tiếng với khả năng “sao chép công nghệ” nên dù cũng thuộc đề án 636M nhưng tàu ngầm Kilo mà họ đặt mua có khá nhiều bộ phận, thiết bị đặc biệt sử dụng công nghệ mới không được lắp đặt.

Số tiền của hợp đồng này tính ra thì Việt Nam phải trả nhiều hơn đến 100 triệu USD cho mỗi chiếc. Thực tế thì con số 100 triệu này nằm ở các bộ phận máy mới nhất, công nghệ sử dụng trên 636M của Việt Nam.

Theo các đánh giá và so sánh thì 2 phiên bản Kilo của Hải quân Việt Nam sắp nhận và Hải quân Trung Quốc khác nhau rất nhiều điểm ở những điểm sau:

+ Kilo của Việt Nam được trang bị tên lửa Klub-S, với 3 phiên bản 3M54E, 3M-14E và 91RE1, trong khi đó, tàu Kilo Trung Quốc được trang bị loại 3M54E nhưng chỉ có một vài chiếc được trang bị công nghệ phóng tên lửa. Đa số, tàu ngầm Kilo của Trung Quốc chỉ có khả năng phóng ngư lôi mà thôi.

+ Kilo của Việt Nam còn được trang bị hệ thống phòng không tầm gần Igla-S, có thể tiêu diệt bất kỳ kẻ địch nào bay ở độ cao thấp rình rập nó phía trên không.

+ Hệ thống AIP (Air independent Propulsion) giúp Kilo có thể lặn nhiều ngày liền mà không cần nổi. Nga lo sợ việc Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ nên không trang bị cho tàu Kilo của Trung Quốc hệ thống này.

AIP – hệ thống mà Kilo Trung Quốc sẽ không bao giờ có được.

+ Hệ thống điện tử trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam đều là những phiên bản mới nâng cấp và cải tiến, dĩ nhiên, nó hơn gấp nhiều lần với loại sử dụng trên Kilo của Trung Quốc.

+ Cuối cùng là ngư lôi siêu khoang Shkval. Trung Quốc rất lo sợ Nga sẽ trang bị loại ngư lôi độc đáo này cho Việt Nam với tốc độ kinh hoàng của nó.

Thiết kế của Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam

Mục tiêu khó nhằn của Trung Quốc

Vì thế, nếu có một cuộc chiến ở biển Đông, sự hiện diện của Kilo 636M sẽ khiến Việt Nam trở thành một trong những mục tiêu khó nhằn với Trung Quốc bởi:

- Thứ nhất: Trong quá khứ, Việt Nam chưa từng chịu thất bại trước bất kỳ kẻ thù nào dù khi đó, chúng ta chỉ có vũ khí thô sơ và bị áp đảo cả về công nghệ lẫn số lượng. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên một khí tài của Việt Nam được đánh giá cao hơn kẻ sắp gây chiến.

- Thứ hai: Tờ Hoàn Cầu từng lớn tiếng rằng: “Ở biển Đông có 2 kẻ cứng đầu nhất là Việt Nam và Phillipines. Với Phillipines thì hoàn toàn đơn giản nhưng với Việt Nam lại khác”. Đó là bởi Việt Nam đang sở hữu những công nghệ mới và hiện đại mà Trung Quốc không có, đặc biệt nguy hiểm và đáng sợ nhất là tàu Kilo của Việt Nam.

Ngư lôi Type 53 được sử dụng trên Kilo

- Thứ ba: Nếu tác chiến bên dưới lòng biển, có khác nào Kilo của Trung Quốc đang tự “đâm đầu vào rọ” khi đây là khu vực sân nhà và chắc chắn Việt Nam sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ Kilo.

Khoảng cách từ đất liền đến các vùng có khả năng xảy ra chiến sự tối đa là 634km. Như thế, Kilo của Hải quân Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ 2 hệ thống phòng thủ Bastion-P với Yakhont và cả loại tên lửa hành trình diệt hạm Shaddock vô cùng uy lực. Kilo sẽ tham gia tác chiến theo chiến thuật hợp đồng tác chiến và chiến tranh du kích nổi tiếng của Việt Nam, cùng với các hải đoàn như Gepard 3.9, Tarantul và Molnya. Bên cạnh đó, theo một số thông tin thì tại quần đảo Trường Sa sẽ có các căn cứ bí mật dành cho hạm đội tàu ngầm của Việt Nam trong tương lai.

Hải quân Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi gây chiến ở biển Đông (Ảnh: “hung thần” Shkval).

Ngoài ra, Trung Quốc còn phải e dè những vấn đề sau:

- Ở sân nhà, Hải quân Việt Nam chắc chắn sẽ chiếm được lợi thế không nhỏ từ các điều kiện địa hình, khí hậu. Lực lượng của chúng ta thông thạo hơn khu vực này, trong khi ở bên kia chiến tuyến, Hải quân Trung Quốc vẫn còn dò dẫm. Không thể phủ nhận được những thiết bị hiện đại có thể giúp họ phần nào nhưng trong bất kỳ cuộc chiến này nhưng kinh nghiệm và hiểu biết mới là chìa khóa làm nên chiến thằng. Đó là điều mà người ta nói về “Nghệ thuật chiến tranh” mang tên Du kích trứ danh của Việt Nam.

- Việt Nam ở trạng thái phòng thủ và hiển nhiên, quân đội ta sẽ phòng thủ một cách chủ động như trong 2 cuộc chiến đã từng diễn ra trong thế kỷ XX. Trong cuộc chiến biên giới 1979, chỉ với 1 sư đoàn và một vài trung đội du kích nhưng quân đội ta đã cầm chân được quân đội Trung Quốc trong một tháng trời với hỏa lực và số lượng áp đảo.

- Một khi cuộc chiến xảy ra ở biển Đông, liệu ASEAN có nằm yên chờ đợi? Hơn ai hết, ASEAN và cả thế giới hiểu rằng biển Đông có tuyến đường giao thông huyết mạch rất quan trọng với nhiều cường quốc. Xét về những đồng minh chiến lược của Việt Nam thì Việt Nam không có đồng minh nào cả vì Việt Nam với chủ trương phòng vệ nên không gia nhập bất kỳ tổ chức quân sự nào. Tuy nhiên, chúng ta có một mối quan hệ rất thân tình với Liên Xô (nay là Nga) từ khi cả 2 còn là đồng minh thân cận với nhau trong thời kỳ chiến tranh.

Ở phía bên kia bán cầu còn có Mỹ. Gần đây, Trung Quốc nơm nớp lo sợ khi Mỹ liên tục kết thân với các thành viên của ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, biểu hiện rõ nét là các tàu của họ liên tục cập cảng Cam Ranh để sửa chữa. Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke liên tục đến thăm cảng Tiên Sa nhằm thắt chặt quan hệ hải quân giữa 2 quốc gia. Chắc chắn rằng, với kế hoạch xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương sau 70 năm từ thế chiến thứ nhất với Nhật Bản, Mỹ sẽ không để Trung Quốc “tự tung tự tác”. Lần quay trở lại này đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Mỹ là chính sách thắt chặt an ninh với Trung Quốc.

- Cuối cùng là dư luận quốc tế. Liệu cả thế giới sẽ phản ứng thế nào nếu như một quốc gia lớn hơn rất nhiều, lại là một thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vô cớ tấn công một quốc gia chỉ vì những đòi hỏi phi lý.

    

Tại biển Đông, còn có "sát thủ" Scorpène của Hải quân Hoàng gia Malaysia.

Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan là các nước trong khu vực châu Á sở hữu tàu ngầm trước Việt Nam nhưng chỉ có Việt Nam, Singapore, Malaysia và Indonesia sỡ hữu tàu ngầm để phòng vệ trước mối nguy hiểm từ Trung Quốc. Là anh cả của khu vực nhưng Hải quân Singapore chỉ có 2 chiếc thuộc lớp Archer của Thụy Điển là RSS Archer và RSS Swordman. Tuy nhiên, với Việt Nam lại khác, nước ta có đường biển dài và trải dài từ bắc xuống nam nên 6 chiếc Kilo trong tình hình hiện tại sẽ tạm thời đáp ứng được những nhu cầu trước mặt. Trong tương lai, Việt Nam sẽ trang bị nhiều tàu Kilo hơn nữa nếu như thái độ của Trung Quốc vẫn không cải thiện.