Sống khoẻ sau 25 năm ung thư di căn và phương pháp đập đập xoa xoa

Bằng cách đập đập xoa xoa và hướng bệnh nhân đến điều thiện, dưỡng sinh tâm thể (DSTT) đã giúp nhiều người thoát khỏi những căn bệnh trầm kha.

Đập đập xoa xoa và tâm hướng thiện

18h30 phút, tôi đến điểm tập DSTT đồng thời là văn phòng thường trực Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng luyện tập DSTT tỉnh Phú Yên, đặt tại nhà riêng của huấn luyện viên Đỗ Ngọc Mỹ (33 Nguyễn Du, phường 7, TP.Tuy Hoà). Gần 20 bệnh nhân đã có mặt, được 3 huấn luyện viên, hướng dẫn viên chữa trị theo cách đập đập xoa xoa mà thoạt nhìn là vô cùng đơn giản.

Tối nào những bệnh nhân trên cũng đến điểm tập này. Bên cạnh các bệnh nhân tóc hoa râm là những đứa trẻ ba, bốn tuổi được cha mẹ, ông bà đưa tới. Ai cũng mang một vài chứng bệnh nào đó, có người  mắc bệnh trầm kha. Đến với DSTT, họ thấy sức khoẻ được cải thiện nên tin tưởng và đi tập rất chăm chỉ.

Ở điểm tập này có một người đàn ông rất gầy và luôn nhìn thẳng về phía trước, suốt buổi tập ông không hề xoay mặt đi đâu. Hỏi ra mới biết, đo là di chứng của một căn bệnh đáng sợ đã đeo bám ông từ thời niên thiếu, hành hạ ông suốt nhiều năm qua. Ông tên là Nguyễn Văn Nhân, 54 tuổi, ở phường 3 (TP.Tuy Hoà, tỉnh Phú yên).

Ông Nhân kể: “Tôi bị bệnh từ năm 14 tuổi, lúc đầu thấy đau ở mông, sau đó nó tự khỏi rồi đau trở lại. Khi ấy, ba má nghĩ tôi chạy nhảy nhiều nên đau, chỉ lấy dầu nóng xoa. Rồi bệnh càng ngày càng nặng. Từng khớp cổ dính lại với nhau, các khớp xương đau nhức, có thời điểm tôi phải nằm liệt giường. Tôi vô Sài Gòn, bác sĩ nói không chữa được nữa. Tôi lại theo Đông y châm cứu nhưng vẫn không khỏi, toàn thân đau nhức, phải dùng thuốc giảm đau liên tục”.

Năm 2000, như một cơ duyên, ông Nhân gặp HDV DSTT Phan Văn Học ở xã Bình Kiến (TP.Tuy Hoà). Được người này tận tình chữa trị trong vòng một năm, bệnh của ông thuyên giảm rõ rêt. Cứ nghĩ vậy là ổn, ông Nhân thôi không đi tập nữa, ai ngờ bệnh quay trở lại. “Vậy là tôi đi tập lại cho tới bây giờ. Từ đó tới nay, tôi không phải uống một viên thuốc giảm đau nào. Những khi thời tiết thay đổi, các khớp xương cũng không đau nhức như trước đây” – ông Nhân kể.

Ông T.V.M (giáo viên tiểu học ở phường Phú Thạnh, TP.Tuy Hoà) thì từng có thời gian muốn phát điên vì chứng mất ngủ. Ông M. nói: “Lúc đầu thì mất ngủ ít, dần dần bệnh nặng thêm, tôi thức trắng đêm, đến sáng có cảm giác mình sắp điên tới nơi”.

Thời điểm ông M. bị chứng mất ngủ hành hạ nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 7/2013. Ông đã gõ cửa nhiều bệnh viện, từ Phú Yên cho tới Sài Gòn, sau đó thì điều trị Đông y nhưng vẫn cứ mất ngủ. Ông chia sẻ: “Tôi uống rất nhiều thuốc an thần, càng uống thì càng mệt thêm nên tôi rất bi quan. Tình cờ đọc được thông tin về phương pháp DSTT, tôi đến điểm tập này. Tập được khoảng 2 tháng thì thấy đỡ nên tôi kiên trì luyện tập từ đó đến nay. Sức khoẻ của tôi hiện đã cải thiên khoảng 80%, riêng bàn chân vẫn còn đau nhức do chứng phình tĩnh mạch”.

Trong số 5 đứa trẻ thường xuyên được đưa đến điểm tập 33 Nguyễn Du có một bé gái bị co rút cả tay chân, đầu ngoẹo sang một bên. Bà N.T.A (bà ngoại của bé, ở phường 7, TP.Tuy Hoà) cho biết: “Hồi 5 tháng tuổi, cháu bị sốt, rồi tay chân tự nhiên co rút lại. Gia đình đưa cháu đi châm cứu suốt 2 tháng trời, mỗi ngày châm cả tiếng đồng hồ, năm chục cây kim cắm cả tiếng đồng hồ, năm chục cây kim cắm chi chít trên người, vậy mà vẫn không đỡ. Khi chúng tôi đang đưa cháu đi tập vật lý trị liệu thì có người nói về DSTT và giục gia đình chở cháu tới đây. Mới tập được 1 tuần nhưng tôi thấy có dấu hiệu tốt, hai chân cháu không còn co cứng như trước”.

Trưởng môn DSTT giúp nhiều người khỏi bệnh thần kỳ

Những người gắn bó với phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc DSTT vẫn thường nhắc đến má Hai – tên thật là Tôn Nữ Hoàng Hương, SN 1934, quê ở Hoài Ân, tỉnh Bình Định với lòng biết ơn, ngưỡng mộ. Đối với họ, bà không chỉ là truyền nhân duy nhất, là trưởng môn DSTT mà còn như một người bạn giàu tình nhân ái. Bà đã dành phần lớn đời mình để phổ biến, phát triển DSTT và cứu được rất nhiều người thoát khỏi bệnh tật.

Từ nhỏ, bà Hương đã học cách chữa bệnh bằng thuốc Nam. Năm 1963, khi đang mang thai, bà gặp tai nạn rồi được một người truyền dạy cách dưỡng sinh theo bí quyết cổ truyền. Nắm được phương pháp và có cái tâm luôn hướng đến điều thiện, điều tốt đẹp, bà Hương bắt đầu chữa bệnh giúp người. Bà dùng đôi bàn tay tác động nhẹ lên các vùng đau trên cơ thể và khuyên bệnh nhân nói điều thiện, làm việc thiên. Theo bà Hương, DSTT là sự nuôi dưỡng “tâm” và “thân”. Điều kỳ lạ là không cần dùng thuốc, người bệnh vẫn phục hồi được sức khoẻ nếu họ có lòng tin và sự kiên trì.

Giữa năm 1995, bà Hương ra Hà Nội phổ biến DSTT. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc này được Liên hiệp Khoa học công nghệ và Tin học ứng dụng trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bảo trợ. Đến tháng 8/1995, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng DSTT được thành lập (trực thuộc UIA), do nhạc sĩ – tiến sĩ – đại tá Doãn Nho làm giám đốc, các phó giám đốc gồm: đại tá Trần Mý, tiến sĩ Trương Thị Thảo, tiến sĩ Đặng Kim Nhung.. Trung tâm phát triển phong trào luyện tập DSTT ở nhiều tỉnh thành trong nước, thu hút hàng vạn người theo tập.

Một điểm tập DSTT ở Việt Nam.

Năm 2005, bà Hương qua đời. Năm 2010, DSTT có bước phát triển mới: Viện Nghiên cứu ứng dụng DSTT được thành lập trên nền tảng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng DSTT. Do nhạc sĩ – tiến sĩ – đại tá Doãn Nho làm viện trưởng, trụ sở đặt tại số 8 ngõ 48 Trần Duy Hưng (Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội). Đây cũng là điểm ứng dụng DSTT đã tổ chức 5 hội thảo khoa học toàn quốc về DSTT.

Trong số rất nhiều người được bà Hương chữa khỏi bệnh có bà Nguyễn Nguyệt Ánh (sinh năm 1939) – người bạn đời của nhạc sĩ Doãn Nho. Bà Nguyệt Ánh từng công tác ở Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, từng biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ nhiễm chất độc hoá học. Năm 1989, sau những cơn đau triền miên và những lần xét nghiệm, bà Nguyệt Ánh biết mình mắc bệnh ung thư.

Dù đã được phẫu thuật và điều trị tích cực nhưng nghệ sĩ Nguyệt Ánh vẫn rất yếu. Bà không thể tự mình leo lên gác, thậm chí không nhấc nổi nồi cơm điện. Bác sĩ tiên đoán rằng bà chỉ có thể kéo dài cuộc sống trong khoảng 6 năm.

Năm 1996, khi bệnh đã di căn, như một cơ duyên, bà Nguyệt Ánh đến với phương pháp DSTT. Lúc đầu, bà không dám tin rằng mình sẽ khoẻ trở lại nhờ phương pháp này, khi mà Tây y đã bó tay. Nhưng được sự động viên của người bạn đời, bà Nguyệt Ánh cố gắng luyện tập thử xem sao. Ai ngờ kết quả nằm ngoài sức tưởng tượng của bà khi bệnh có nhiều biến chuyển tốt và bà sống vui, sống khoẻ từ đó đến nay!

Tôi có dịp gặp nghệ sĩ Nguyệt Ánh khi bà cùng nhạc sĩ Doãn Nho dự hội nghị tổng kết DSTT. Đó là một phụ nữ Hà thành thanh quan. Bà Nguyệt Ánh vui vẻ kể: “ngày đầu tiên đến điểm tập, thấy một bà già ngồi đập đập xoa xoa, tôi nghĩ làm sao mà khỏi bệnh được. Nhưng vì nhà tôi động viên nên tôi cố gắng tập thử xem sao. Kết quả thật bất ngờ!”.

Sau khi vợ khoẻ mạnh trở lại, vì quá cảm kích và tâm đắc với phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc này, nhạc sĩ Doãn Nho đã nhận lời làm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng DSTT và giờ lên là Viện trưởng Viện nghiên cứu ứng dụng DSTT. Chức danh viện trưởng nghe rất to nhưng không hề có… lương. Và mỗi lần đi công tác đến các tỉnh thành dự tổng kết, hội thảo, viện trưởng đều phải chi.. tiền túi.

Người bệnh trở thành “kênh dẫn” năng lượng

Trong 1 tài liệu về phương pháp DSTT, tiến sĩ sinh học Trương Thị Thảo nêu lên những nguyên tắc cơ bản của DSTT là tập luyện tâm, thân, khẩu. Đó là tập luyện thu hút năng lượng, kết hợp với sự vận động tay chân hoặc toàn thân và phải luyện tập. Nếu tâm không lành thì tập không có kết quả. Người tập phải giữ tâm luôn thanh thản, mong muốn mọi người sống khoẻ mạnh, không tham sân si… Người khỏi bệnh, nếu có lòng thương yêu con người thì sẽ mau chóng trở thành HDV chữa bệnh bằng phương pháp này.

Trên thực tế, rất nhiều HLV, HDV DSTT từng mắc bệnh trầm kha, nhờ phương pháp này mà khỏi bệnh, và họ quyết định giúp đỡ người khác, cũng bằng DSTT. Ông Phạm Hồng Quang – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng luyện tập DSTT tỉnh Phú Khánh (cũ) và HLV Đỗ Ngọc Mỹ - Phó Giám đốc Trung tâm là những ví dụ. Ông Mỹ từng bị đau cột sống suốt mấy năm trời, điều trị Đông – Tây y đều không có kết quả, đành phải dùng thuốc giảm đau. “Năm 1995, tôi đến với DSTT và được hướng dẫn tập luyện. Tuy lúc đó bệnh của tôi chưa thuyên giảm nhưng thấy những người khác hồi phục, tôi rất ngạc nhiên và vẫn kiên trì theo đuổi DSTT” – ông Mỹ nhớ lại.

Năm sau “trưởng môn” Tôn Nữ Hoàng Hương đến Phú Yên. Ông Mỹ gặp bà, song vẫn không hy vọng là mình có thể thoát khỏi chứng đau cột sống. Ông Mỹ kể: “má hai chữa cho tôi một lần duy nhất rồi nói: Nếu con có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp người, lấy năng lượng này chữa bệnh cho người khác thì con sẽ hết bệnh. Tôi suy nghĩ rất nhiều rồi mạnh dạn làm theo lời má. Thật không ngờ tôi có khả năng giúp 1 người bị viêm mũi bình phục, giúp 1 người chân tay bị co rút có thể đi đứng được. Sau khi tìm hiểu về DSTT, tôi mở điểm tập tại nhà. Hồi đó, nhà tôi mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân tìm đến. Thật lạ lùng, cùng với sự hồi phục của bệnh nhân, chứng đau cột sống của tôi cũng hết hẳn".

HDV Vũ Xuân Quảng, 59 tuổi, ở phường 7 (TP.Tuy Hoà) là người đã gắn bó với DSTT suốt 9 năm qua. Trong 9 năm đó, tối nào ông Quảng cũng có mặt tại điểm tập 33 Nguyễn Du để chữa bệnh giúp người, đồng thời giúp chính mình khoẻ mạnh. Ông từng bị tai biến, nhờ DSTT mà khoẻ mạnh như bây giờ. Ông nói: “phương pháp này rất kỳ diệu, càng tập, càng chữa cho bệnh nhân thì mình càng khoẻ mạnh. Người bệnh cần kết hợp giữa luyện tập với việc tiếp nhận năng lượng và chế độc ăn uống hợp lý. Càng chăm chỉ tập luyện và có cái tâm trong sáng thì càng mau khỏi bệnh. Đó là lý do có người tập rất nhanh khỏi bệnh, có người tập cả năm vẫn chưa chuyển biến. Phải siêng năng tập và có cái tâm”.

Ông Nguyễn Văn Nhân – người bị viêm dính khớp – cũng đã trở thành HDV từ một năm trước. “Thẩm Mỹ thấy tôi có khả năng nên bảo tôi chữa bệnh cho bà con. Đó là cách mình trả ơn khi có lại sức khoẻ” – ông Nhân thổ lộ.