Sau phiên tòa, chồng tặng vợ 6 nhát dao
Nạn nhân là chị chị Lê Thị Ngọc Thi (SN 1982, ngụ tỉnh Đồng Tháp), do cuộc sống hôn nhân không hòa hợp nên chị nộp đơn ly dị chồng là Trần Văn Thảo (SN 1980).
Thảo nhiều lần đe dọa chị Thi rằng nếu ly hôn gã sẽ giết chết chị và tự sát. Tuy nhiên, chị Thi không chịu nổi người chồng đổ đốn nên làm đơn ly dị. Sau 2 lần hòa giải không thành, ngày 13/11, TAND huyện Cai Lậy đưa vụ án ly hôn ra xét xử. Vừa rời khỏi phòng xử án thì Thảo dùng dao đâm liên tiếp sáu nhát vào vai, hông phải, lưng… của Thi.
Chồng "tặng" vợ 6 nhát dao sau phiên tòa. (Ảnh minh họa).
Phiên tòa vừa kết thúc nên một số cảnh sát có mặt tại hiện trường đã kịp thời khống chế Thảo về hành vi cố tình gây thương tích, bắt giam Thảo và tiếp tục điều tra là rõ.
Thông xe cầu vượt nhẹ dài nhất Thủ đô
Cầu vượt nhẹ nút giao thông Láng Hạ - Lê Văn Lương sau 7 tháng thi công, sáng ngày 14/11 đã chính thức thông xe. Đây là cầu vượt nhẹ thứ 3 và là cầu vượt dài nhất của Thủ đô Hà Nội góp phần giảm thiểu nạn ùn tắc giao thông cho Thủ đô.
Ông trình này có tổng chiều dài hơn 315m, bề rộng 9m, mỗi chiều đi có hai làn xe. Cầu có kết cấu nhịp dầm thép liên hợp bê tông cốt thép, đặt trên hệ thống móng cọc gồm 9 cọc khoan nhồi đường kính 2m.
Khi đưa vào sử dụng, cầu sẽ ưu tiên cho xe ô tô con, xe máy và xe buýt lưu thông trên cả hai chiều nhằm giảm tải cho ngã tư này. Riêng xe tải, xe chuyên dụng, xe thô sơ và người đi bộ sẽ không được phép lên cầu.
Trường hợp đầu tiên bị phạt chưa sang tên, đổi chủ
Đó là trường hợp đầu tiên bị xử phạt hành chính của một người vi phạm giao thông trên địa bàn Thái Nguyên. Biên bản do Thượng sĩ Lưu Thị Hải Yến, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) lập ngày 13/11 ghi rõ: anh Mai Thành Nam (SN 1988, ngụ tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) điều khiển xe máy BKS 14H8-0168 đã vi phạm 3 lỗi: không đội mũ bảo hiểm (mức phạt trong Nghị định 71 là 100-200 nghìn đồng - PV), không có gương chiếu hậu (300-500 nghìn đồng - PV) và chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu phương tiện (800.000-1.200.000 đồng - PV) theo quy định.
Tổng số tiền anh Mai Thành Nam phải nộp phạt cho 3 lỗi này trong khoảng 1.200.000 - 1.900.000 đồng. Biên bản xử phạt này ngay lập tức được đưa lên Facebook và gây bức xúc cho cộng đồng mạng.
Đến hiện tại vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc xác định sang tên đổi chủ, thậm chí nhiều người dân còn chưa biết thủ tục sang tên đổi chủ như thế nào. Bên cạnh đó nhiều vị đại diện của Bộ công an cũng nói Nghị định 71 cần có quá trình tuyên truyền để người dân hiểu luật hơn.
Sau khi nhận được phản ánh của PV đại diện Công an TP. Thái Nguyên cũng chia sẻ rằng đang tiến hành xác minh lại việc xử phạt chưa sang tên đổi chủ đối với anh Mai Thành Nam.
Niêm phong khuôn đúc vàng của 8 thương hiệu phi SJC
Theo đó, tám tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng trước đây đều đã bàn giao khuôn đúc cho Ngân hàng Nhà nước niêm phong quản lý.
Trong đó, tại TP. HCM có năm đơn vị gồm Trung tâm vàng thuộc Ngân hàng Á Châu (ACB), Công ty vàng Ngân hàng Phương Nam, Công ty vàng Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Công ty vàng Ngân hàng Nông nghiệp, Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Ba thương hiệu còn lại gồm Công ty vàng Ngọc Thẩm ở Tiền Giang, Công ty vàng DOJI và Bảo Tín Minh Châu ở Hà Nội. Doanh nghiệp ở địa bàn nào thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đó tiến hành niêm phong và quản lý khuôn đúc vàng miếng.
Theo một quan chức ngân hàng thì việc niêm phong khuôn đúc vàng này là theo đề xuất của một số công ty vàng, vì hiện tại họ không còn sản xuất vàng miếng nữa nên việc niêm phong lại số khuôn đúc này để trong sạch và minh bạch trong hoạt động sản xuất vàng miếng.
Hiện tại, SJC đã trở thành thương hiệu quốc gia nên việc sản xuất vàng tại các doanh nghiệp vàng đã hoàn toàn đóng cửa, không công ty nào dại mà sản xuất vàng rồi gắn mác SJC và phải xin chuyển đổi.