Cuốn sách ảnh OVERcủa tổ chức Population Speak Out vừa cho ra mắt đã khiến không ít người bàng hoàng vì những hình ảnh chân thực đáng kinh ngạc.
Với tên gọi tắt là OVER, chỉ một từ "Quá" dường như cũng đã đủ truyền tải thông điệp của cuốn sách ảnh mới ra mắt của tổ chức Population Speak Out. Những bức ảnh gây sốc thật sự cho bất cứ ai ngay từ bìa sách, cho thấy sự tác động đến tàn bạo của con người lên thiên nhiên và môi trường xung quanh do số dân tăng chóng mặt cùng sự phát triển bất chấp mọi hậu quả.
Chủ đề chung của cuốn sách ảnh đó là việc chỉ ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái do hoạt động khai thác, tiêu thụ, sản xuất và đặc biệt là chủ nghĩa vật chất của con người.
Thành phố Mexico City với 20 triệu dân, cây cối không còn chỗ để sinh sống
giữa nhà cửa san sát nhấp nhô
Cột khói khổng lồ từ nhà máy sản xuất năng lượng từ than đá tại Anh Quốc
Mỏ Mir tại Nga là một trong những mỏ có trữ lượng kim cương lớn nhất thế giới
Băng đang dần tan chảy ở cả cực Nam và Bắc của Trái Đất. Bức ảnh được chụp
tại vùng Đông Bắc, Svalbard, Na Uy
Thảm họa động đất - sóng thần năm 2011 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới Nhà máy Hạt nhân
Fukushima Daiichi tại Nhật Bản đã dấy lên hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia
phát triển về nguy cơ của năng lượng nguyên tử
Vận động viên lướt sóng Deda Suriyana lướt sóng ở một khu vực hẻo lánh nhưng
ngập rác tại Java, Indonesia - quần đảo thu hút lượng lớn du khách trên thế giới
Một nông dân chăn cừu tại Mông Cổ không chịu được mùi nồng nặc từ con sông Hoàng Hà
Rác thải điện tử thường được vận chuyển tới các quốc gia đang phát triển để phân
loại hoặc tiêu hủy. Hình ảnh một bãi rác thải công nghiệp ở Accra, Ghana
Xác chú chim hải âu xấu số chết do ăn phải nhựa ở đảo Midway - một hòn đảo
nằm cách xa với trung tâm thế giới
Khai thác dầu quá mức tại khu vực khai thác dầu Kern River ở California (Mỹ)
Những gốc cây còn sót lại ở nơi từngrợp bóng cây trăm tuổi tại Rừng
Quốc gia Willamette, Oregon (Mỹ)
Khu vực Svalbard, Na Uy thường đóng băng vào mùa đông giờ đây đã không còn nữa,
điều đó khiến chú gấu này kiệt sức trên đường đi kiếm thức ăn
Trang trại nuôi gia súc tại Brazil
Quang cảnh trơ trọi cát ở Alberta (Canada), nơi các hoạt động khai thác quá đỗi khắc
nghiệt khiến thiên nhiên không thể chống chọi
Văn hóa tiêu dùng lan rộng tới Trung tâm thương mại phía Bắc ở Kolkata, Ấn Độ
Công-ten-nơ hàng là một phương thức vận chuyển trong nền kinh tế toàn cầu hóa,
điều này phản ánh trong hình ảnh khu cảng sầm uất bậc nhất thế giới ở Singapore
Một vùng đất sau khi công nghiệp hóa ở miền Tây Kansas (Mỹ)
Khung cảnh nhìn từ trên cao ở thành phố New Delhi với dân số hiện tại đạt mốc 22 triệu người