Rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng, mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú. Trong thời gian ấp trứng rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Và lức mang thai nọc độc của rắn mẹ tập trung nhiều và hung dữ nhất.
Loài rắn này sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn hay vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam. Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Nghệ An đã xuất hiện rất nhiều rắn lục đuôi đỏ, việc này đã gây hoang mang cho người dân địa phương. Phần lớn thời gian sông trên cây, vì thế nên da có màu xanh để có thể dễ dàng ngụy trang. Thị lực của rắn lục rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày thì thị lực yếu.
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn vết thương bầm đen sưng tấy, buồn nôn, khó thở. Trường hợp nặng có thể tê cứng toàn thân phải thở oxy, truyền huyết thanh kháng nọc rắn.