Khác xa hình ảnh khoe cơ bắp quyến rũ trên các tạp chí danh tiếng với nụ cười “chết người”, hay rảo bước đầy bản lĩnh trên sàn catwalk, xuất hiện lôi cuốn bên cạnh những chân dài gợi cảm, nóng bỏng…, cuộc sống của mẫu nam phía sau sàn diễn vẫn còn tồn tại nhiều góc khuất đáng buồn.
Không giống hầu hết những lĩnh vực kinh doanh khác, thời trang lại không phải là “lãnh địa” dành cho cánh mày râu. Do đó, môi trường vốn rất khắc nghiệt tại những kinh đô thời trang thế giới sẽ càng khắc nghiệt và mang tính đào thải tàn nhẫn hơn với những mẫu nam. Nếu các mẫu nữ phải đối mặt với nhiều cạm bẫy, mẫu nam cũng không ngoại lệ, kể cả những nguy cơ như kiêng ăn giữ dáng, ma túy, rượu chè, mại dâm, làm trai bao, bị biến đổi giới tính. Mưu sinh trong làng thời trang quốc tế, vì vậy cũng vất vả và đầy cay đắng.
Mưu sinh nhọc nhằn từ thù lao ít ỏi
Phía sau sự xa hoa, hào hoáng của sàn diễn là những góc khuất buồn về khoản thu nhập ít ỏi của mẫu nam lẫn nữ khi mới vào nghề (hình minh họa)
Trong khi người “ngoại cuộc” luôn mặc định cuộc sống của “model” là thế giới đầy xa hoa, đẳng cấp, thì với những người mẫu mới vào nghề hoặc chưa thực sự có tiếng tăm, đó là cuộc vật lộn không hơn kém với đồng tiền để bám trụ trong nghề và để mưu sinh. Sara ziff – quản lý người mẫu tại một công ty ở New York đã không ngại chỉ ra mức thu nhập đáng buồn của những chân dài chưa tiếng tăm trong làng mẫu: “Người mẫu không được trả các chi phí khác vốn là yêu cầu đặc thù của nghề này như chi phí đi lại, quần áo, phụ kiện, cũng không có tiền hoa hồng thêm. Vì vậy, không ít người mẫu sau quá trình lăn lộn với nghề vẫn không thể kiếm đủ tiền để trang trải cho những chi phí khi vừa bước chân vào làng mẫu như chi phí chụp ảnh, đi lại, thậm chí cả tiền thuê nhà. Tôi còn biết nhiều nghịch lý khác, chẳng hạn thay vì kiếm thêm sau mỗi tuần lễ thời trang, ngược lại, các cô gái bị ngập trong nợ nần, có những khoản nợ lên đến 20.000 USD, mà chi phí nhận được sau trình diễn tại các chương trình này chưa đến 1/5 số đó”.
Có người mẫu còn không ngại nói về thù lao “nghèo nàn” của mình: “Kết thúc Tuần lễ thời trang New York, tổng thu nhập của tôi chỉ có 4.200 USD. Mỗi 100 USD nhận được, sau đóng thuế, tôi chỉ còn khoảng 50 – 60 USD. Nếu trừ thuế, hoa hồng, chi phí di chuyển liên tục từ Paris, London, Milan thì lợi nhuận thu được chỉ bằng 0”.
Nhưng đó chỉ mới là thực tế thu nhập của mẫu nữ, với mẫu nam, thù lao cho các buổi trình diễn còn “thê thảm” hơn nhiều. Theo nhận xét của Dania Denise, một người mẫu đã có hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực thời trang, thì: “Đây là lĩnh vực nghề nghiệp mà phụ nữ sẽ luôn luôn là người kiếm được nhiều tiền hơn đàn ông”. Nếu với một mẫu nữ đã có tiếng tăm, thu nhập bình quân hàng năm có thể lên đến trên 1 triệu đô, thì mẫu nam chỉ kiếm được chừng 1/2 số đó, nhiều nhất cũng chỉ trên 500.000 USD một chút. Thậm chí, trong nghề này, mẫu nữ sẽ luôn nhận được khoản thù lao cao hơn 2 -3 lần so với mẫu nam, dù họ cùng làm một công việc, hay dù mẫu nam đó có nỗ lực gấp 3 – 4 lần mẫu nữ.
Cùng nhận xét với Dania Denise, phóng viên Austin Silver đưa ra một minh chứng đầy thuyết phục cho khoản thù lao chênh lệch đến không ngờ giữa mẫu nữ và mẫu nam. Theo đó, một siêu mẫu nữ như Gisele Bundchen sẽ được trả 10.000 USD cho một lần hợp tác, trong khi đó, một mẫu nam hàng đầu như Stephen Meisel, vốn từng là đại diện trong các chiến dịch quảng cáo của hai nhãn hàng đình đám Prada và Versace, chỉ được khoảng 2.500 USD cho cùng một công việc tương tự.
Một siêu mẫu nữ như Gisele Bundchen có thể được trả 10.000 USD cho một lần hợp tác, thì những mẫu nam đình đám như Stephen Meisel số tiền thù lao chỉ dừng lại ở con số 2.500 USD cho cùng một công việc (hình minh họa)
Không chỉ thiệt thòi vì luôn phải nhận khoản thù lao cực thấp so với mẫu nữ, con đường sự nghiệp của mẫu nam cũng chông gai và gập gềnh hơn. Mặc dù lợi thế của mẫu nam là trong khi các chân dài thường bắt đầu sự nghiệp trong làng thời trang từ khoảng 14 tuổi, với tuổi nghề từ 2 – 3 năm, thì mẫu nam có thể khởi nghiệp trễ hơn từ 18 - 25 tuổi do độ trưởng thành chậm hơn nữ giới, nhưng sự thiệt thòi lại nằm ở chỗ, từng có một thời gian dài mẫu nam chỉ là phông nền cho mẫu nữ trong hầu hết các chiến dịch quảng cáo. Thậm chí, theo Dania Denise, thực tế nhiều ngôi sao nam như diễn viên, ca sĩ, vận động viên… thường được ưu tiên chọn lựa trong các chiến dịch quảng cáo cho những nhãn hàng danh tiếng chứ không phải là một mẫu nam tên tuổi, có thể do độ tác động tới công chúng sẽ cao hơn nhiều so với dùng người mẫu. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ hội thành danh của mẫu nam, vì vậy mà Dania đã khẳng định, danh xưng siêu mẫu hầu như chỉ dành cho các chân dài, chứ không phải dành cho cánh mày râu làm mẫu trên sàn catwalk…
Một thực tế nghiệt ngã khác đối với mẫu nam là dù có xuất hiện đầy khắp trên các sàn diễn, tham gia hàng loạt chiến dịch tầm cỡ của những nhãn hàng tên tuổi, là hình mẫu trên những trang bìa tạp chí danh giá thì độ thành công của người mẫu nam, tiếc thay, vẫn không được đánh giá cao như một mẫu nữ cùng vị trí...
Mối nguy “giữ dáng chuẩn”
Để giữ vóc dáng cơ bắp cuồn cuộn, nhiều mẫu nội y nam đã phải dùng đến nội tiết tố nam bất chấp những cảnh báo nguy hiểm về sức khỏe (hình minh họa)
Đã bước chân vào lĩnh vực thời trang, thì dù nam hay nữ, vẫn phải giữ được vóc dáng chuẩn của mình theo yêu cầu của các công ty quản lý người mẫu, những nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, khách hàng. Nếu với các chân dài là phải làm sao giữ được số đo 3 vòng nóng bỏng, hay theo chuẩn “heroin chic” như Kate Moss, thì nam mẫu, một thời gian dài, luôn được ưa chuộng bởi những cơ bắp 6 múi lực lưỡng, mạnh mẽ đầy nam tính. Để duy trì vóc dáng này, một chế độ ăn kiêng khắc nghiệt và tập luyện liên tục dường như chưa đủ, nên có mẫu nam đã phải chọn chất steroid làm “cứu tinh” để duy trì hình thể chuẩn “men” của mình, bất chấp những nguy hiểm do chất này gây ra.
Được biết, steroid là chất dẫn xuất tổng hợp của nội tiết tố nam testosterone, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ xương và làm tăng khối lượng cơ nạc ở người mẫu. Mặc dù giúp tăng sức mạnh cơ bắp và độ bền, tạo vóc dáng mạnh mẽ và cảm giác tự tin cho nam giới, nhưng nếu sử dụng quá liều lượng, steroid sẽ gây tác hại nghiêm trọng cho người dùng. Ngoài ảnh hưởng xấu đến tâm lý như gây hoang tưởng, mệt mỏi, biểu hiện bạo lực bất thường, steroid còn làm dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe như gây nhức đầu, chảy máu cam, căng cơ, chuột rút, cao huyết áp, đau dạ dày, gặp các vấn đề về gân, thậm chí đe dọa đến tính mạng: gây đau tim, ung thư gan, rối loạn ăn uống, tăng cholesterol... Dù các tác động nghiêm trọng về sức khỏe đã được cảnh báo, nhưng dưới áp lực và sự loại thải khắc nghiệt trên sàn diễn, nhiều mẫu nam vẫn âm thầm tìm đến với steroid và nhiều chất kích thích khác như heroin, ma túy, rượu để duy trì hình mẫu chuẩn của mình, nhằm tiếp tục sống với nghề.
Mẫu nam “siêu mỏng” càn quét sàn catwalk trong khi trình diễn bộ sưu tập của Yves Saint Laurent đã làm dấy lên nhiều lo ngại về tình trạng biếng ăn trong làng mẫu
Ngày nay, vẻ đẹp cơ bắp của mẫu nam đang bị đe dọa bởi trào lưu “lưỡng tính hóa” trong làng mẫu, nên nét quyến rũ của cơ thể săn chắc dần được thay bằng vẻ đẹp mỏng manh, có đôi phần “ẻo lả” và nữ tính. Đôi khi, thân hình cao to chưa hẳn được yêu thích, mà một mẫu nam siêu “mỏng” lại được những nhà thiết kế ưa chuộng hơn. Show diễn của Yves Saint Laurent trong Tuần lễ thời trang Paris vào tháng 1 vừa qua là minh chứng sống động cho trào lưu dùng người mẫu nam gầy trơ xương trên sàn diễn. Sự xuất hiện của những “bộ xương di động” nam giới này làm người xem sửng sốt, vì lâu nay, người ta vẫn cho rằng chỉ có mẫu nữ “mình dây” mới được trọng dụng trên sàn diễn. Show trình diễn của Yves Saint Laurent đã làm dấy lên làn sóng tranh luận gay gắt. Có nhiều ý kiến cho rằng, việc dùng những “bộ xương nam giới” này đã vô tình cổ súy cho chứng biếng ăn, nhịn ăn để ốm của thanh niên, vốn là một vấn nạn đang rất nhức nhối trong xã hội hiện nay. Trong khi đó, cũng có những suy đoán, nhờ vào scandal này mà xã hội và những người hoạt động trong lĩnh vực thời trang có dịp xem lại vấn nạn giảm cân vô tội vạ trong làng mẫu nam, vì trước giờ người ta vẫn cho rằng chứng biếng ăn này chỉ hành hạ các mẫu nữ.
Dù vậy, đây lại là vấn đề không mới trong làng thời trang và giới mẫu nam, vì theo thống kê, có đến 25% nam giới hiện nay mắc các chứng bệnh liên quan đến rối loạn ăn uống và biếng ăn. Làng mẫu quốc tế cũng đã từng chứng kiến một mẫu nam buộc phải ăn kiêng để mưu sinh trong nghề, dẫn đến suy kiệt sức khỏe nghiêm trọng và qua đời. Đó chính là cái chết tức tưởi của mẫu nam Jeremy Gillitzer khi mới 38 tuổi. Nam người mẫu điển trai từng sở hữu cơ bụng 6 múi và bắp tay săn chắc đáng ganh tị này, do áp lực khắc nghiệt của nghề mẫu, đã phải nhịn ăn và cuối cùng mắc phải căn bệnh biếng ăn. Chứng rối loạn ăn uống dày vò anh suốt quãng đời trưởng thành và Jeremy đã ra đi vĩnh viễn vào năm 2010.
Jeremy Gillitzer đã phải ra đi ở tuổi 38 do chứng biến ăn, vốn xuất phát từ nhu cầu ăn kiêng để trụ lại trên sàn diễn
Sự thật tối đen sau tiết lộ “động trời” của Gavin James Bower
Gavin James Bower, một mẫu nam người Anh từng xuất hiện tại các show diễn đình đám tại Tuần lễ thời trang Paris cho nhãn hàng John Galliano và Hermes, tham gia nhiều sự kiện thời trang tại London, Paris, Milan đã không ngại vạch ra hàng loạt mặt trái đầy đen tối mà mẫu nam phải đối mặt trên bước đường chinh phục đỉnh cao làng mẫu. Những tiết lộ của Gavin James với The Sun đã làm nhiều độc giả bị “sốc” bởi sự thật quá trần trụi của ngành nghề vốn được ảo tưởng là đầy hào quang và danh vọng này.
Theo Gavin James, chuyện phải nhịn ăn để được lên sàn diễn chẳng mới mẻ gì với những người mẫu như anh, nhưng đó cũng chưa sánh được với lối sống sa đọa và đáng buồn mà anh cũng như các đồng nghiệp đã và đang phải trải qua. Có nhiều quy luật “bất thành văn” mà một chàng trai vừa bước chân vào làng mẫu phải “thuộc nằm lòng”, đó là “không được ngủ với mẫu nữ” hay “không có tiền thì bắt buộc phải bị... gay”. Bởi theo như Gavin, những người mẫu nữ không hề chọn mẫu nam là đối tượng tình cảm của mình, và hầu như chân dài xinh đẹp nào cũng đã thuộc về tay các đại gia, môi giới hay “bầu sô”. Vì vậy, chỉ được ngắm nhưng “cấm sờ”. Và nhiều lúc, những bộ đồ lót đầy sexy của mẫu nữ lại khởi nguồn cho nguyên nhân mẫu nam bị biến đổi giới tính để thành… gay.
Gavin không ngần ngại cho độc giả thấy rõ bộ mặt ngập ngụa của mẫu nam phía sau vẻ hào hoa, phong nhã thường ngày: “Trước nhiều show diễn, chúng tôi phải dùng rượu mạnh để tạo hứng khởi. Điều này làm nảy sinh một kết cục đau lòng, đó là do quá kích thích với những chiếc quần lót quá gợi cảm của các nữ đồng nghiệp mà mẫu nam chúng tôi đã làm tình với nhau. Bệnh gay trong giới mẫu nam cũng từ đây mà ra”.
Gavin James Bower trước và sau 2 năm bước chân vào làng mẫu
Một bi kịch khác của nhiều chàng trai trẻ khi bước vào làng mẫu, đó chính là bị biến thành… gay vì không có tiền để trang trải các chi phí để duy trì nghề mẫu. Nếu có tiền, các mẫu nam có thể mua được “suất” để trình diễn trong những show tiếng tăm, nếu không bắt buộc phải cặp kè với các tay thiết kế, nhiếp ảnh gia đồng tính để “kiếm chác”. Lúc đầu là khoảng thời gian đau đớn và nhục nhã, nhưng khi đã quen, có nhiều mẫu nam bị nghiện chính cái trò chơi bệnh hoạn mà mình đã từng ghê tởm trước đó.
Đồng tiền kiếm được quá khó khăn và gian nan, nên để mưu sinh và trụ lại được ở những kinh đô thời trang đắt đỏ, nhiều mẫu nam buộc phải “nhắm mắt đưa chân” vào con đường mà không ít mẫu nữ đã từng “nuốt nước mắt” kinh qua, đó là trở thành trai bao cao cấp cho những quý bà, hay những quý ông đồng tính ham của lạ. Gavin còn cho rằng, hầu hết mẫu nam chưa nổi đều kiếm tiền trong quán bar dành cho các quý bà. Đồng cảm với Gavin, Bruce Raubenheimer, một mẫu Nam Phi, cho biết anh đã từng thấy rất nhiều mẫu nam Brazil được trả 400 Euro cho mỗi đêm đi ăn tối với các phụ nữ lớn tuổi và qua đêm với họ. Nhờ đó họ có thể kiếm được hơn 1600 Euro tiền mặt mỗi tuần. Người mẫu John Doe đến từ Châu Âu cũng không ngại khẳng định: “Tôi biết một vài đồng nghiệp ở Châu Âu kiếm thêm thu nhập bằng cách làm “trai bao” để trang trải tiền thuê nhà và cả đống thứ chi phí linh tinh khác”.
Bị nhà thiết kế hay nhiếp ảnh gia quấy rối tình dục cũng là một trong những nỗi ám ảnh thường trực không chỉ với mẫu nữ. Mẫu nam đến từ New Zealand và hiện đang làm việc toàn thời gian tại Sydney cho biết: “Họ luôn dùng nhiều lời lẽ ngon ngọt dể dụ dỗ bạn chụp hình khỏa thân, và hứa hẹn như vậy sẽ rất tốt cho sự nghiệp của bạn”. Và nếu bạn đồng ý, thì chuyện trở thành nạn nhân và sau đó là “người tình” của họ hoàn toàn có thể xảy ra.
Vất vả mưu sinh, nhưng chuyện bị “quỵt tiền” từ các tay môi giới hay công ty quản lý lại là chuyện không hề hiếm trong làng mẫu, cả với những mẫu nam. Kể về khoảng thời gian tham gia lò luyện thời trang ở Milan, Gavin cho biết: “Tôi như bị giam lỏng trong cái nhà tù đó, và cảm giác mình đã biến thành con gà công nghiệp, phải làm việc, tập luyện vô cùng vất vả. Vậy mà số tiền dành dụm hàng tháng gửi về cho gia đình vẫn bị cắt xén không lý do”. Một sự thật khủng khiếp khác mà Gavin đã từng tiết lộ chính là anh và nhiều đồng nghiệp đã nghiện ma túy bởi mưu mô của bọn môi giới và quản lý người mẫu: “Khi mới bước chân vào nghề mẫu, chúng tôi vô cùng sung sướng vì những bữa tiệc miễn phí, mà không biết rằng trong những ly rượu hảo hạng đó đã bị thả vào những viên ma túy tổng hợp để “xích” chúng tôi lại. Khi kịp nhận ra thì đã quá muộn. Ai có tiền thì có thể xài ma túy thoải mái, còn không thì trở nên tiều tụy, để rồi sau đó sẵn sàng múa khỏa thân trong các quán bar rẻ tiền, làm trai gọi để đổi lấy heroin thỏa mãn cơn ghiền”.
Dù sự thật có phũ phàng và tàn nhẫn đến đâu, nghề mẫu vẫn là những ánh hào quang đầy cám dỗ (hình minh họa)
Tuy nhiên, dù sự thật có phũ phàng và tàn nhẫn đến đâu, nghề mẫu vẫn là những ánh hào quang đầy cám dỗ. Rất may là bên cạnh những con thiêu thân đang nhắm mắt lao vào, vẫn có không ít chân dài và những chàng trai đủ bản lĩnh, tỉnh táo để cẩn thận tránh giẫm tối đa gai nhọn cũng như lao động cật lực để đạt đến đỉnh cao danh vọng trong nghề. Như người mẫu Whittaker đã tâm sự với độc giả tờ Sunday Magazine: “Nghề mẫu cho bạn nhiều thứ thì cũng sẽ lấy đi của bạn những thứ khác đáng giá không kém. Vấn đề là bạn có đủ mạnh mẽ để vượt qua những cám dỗ và cạm bẫy hay sẽ buông xuôi mình theo chúng …”.
Còn nữa!