Hoa Vô Ưu gắn với điển tích Đức Phật Thích Ca được sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni. Theo truyền thuyết, tại vườn ngự uyển Lâm Tỳ Ni, cây vô ưu được trồng rất nhiều. Tín đồ Ấn Độ giáo rất quý trọng cây Vô Ưu. Trong ngày Lễ hội Ashoka Shasthi, phụ nữ Bengali thường ăn nụ hoa, và phụ nữ Hindi uống nước có ngâm hoa Vô Ưu với niềm tin rằng nhờ nước này họ sẽ bảo vệ được con cái.
Cây Vô ưu xanh quanh năm, có tán rộng cho bóng mát, vào mùa xuân cho hoa màu sắc đẹp nên được trồng ở một số đường phố và công viên tại Hà Nội. Đặc biệt, loài cây biểu trưng của Phật giáo này được trồng khá nhiều ở khu vực tương đài vua Lý Thái Tổ, vị vua sùng kính đạo Phật, đồng thời cũng là người khai sinh kinh thành Thăng Long.
Ngày nay, tại Ấn Độ, Miến Điện và Mã Lai, vô ưu thường được trồng để làm cảnh và để lấy hoa trưng bày nơi các bàn thờ thần linh tại Châu Á. Tại Ấn Độ, cây mọc tự nhiên ở vùng Trung và Đông Himalaya, nơi cao độ lên đến 750m.
Hoa Vô Ưu nở nhiều tại vườn hoa Lý Thái Tổ.
Khu vực trước cổng đền Ngọc Sơn cũng có một cây hoa Vô Ưu.
Khoe sắc bên tượng đài vua Lý Thái Tổ.
Nghiêng mình bên Tháp Bút cổ kính.
Hoa nở vào mùa xuân với những chùm lớn màu vàng tươi, hương thơm dịu dàng thu hút nhiều loài ong bướm.
Tên hoa có nghĩa là không ưu tư phiền muộn, thể hiện tinh thần giải thoát của đạo Phật.
Do sắc màu đặc trưng mà người Việt Nam còn gọi loài hoa này là hoa Vàng Anh.
Từng bông hoa rung rinh trong nắng.
Trong văn hóa Ấn Độ, cây Vô Ưu được coi là loài cây mang đến điềm lành.
Tín đồ Ấn Độ giáo rất quý trọng cây Vô Ưu. Trong ngày Lễ hội Ashoka Shasthi, phụ nữ Bengali thường ăn nụ hoa, và phụ nữ Hindi uống nước có ngâm hoa Vô Ưu với niềm tin rằng nhờ nước này họ sẽ bảo vệ được con cái.
Vô thường bước xuống nhân gian/ Ưu đàm hoa trổ hiện thân ái tình/ Sứ điệp của vạn niền tin/ Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần...