Khi thai nhi bắt đầu phát triển, bà bầu sẽ cần nhiều canxi để nuôi thai nhi. Nếu bà bầu không đủ canxi, cơ thể sẽ tự động lấy canxi trong xương tủy của bà bầu cho con, ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu. Từ đó, dẫn đến bà bầu sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, các mạch máu trên chân sẽ bị chèn ép khi thai ngày càng lớn và đè lên thành xương chậu và đôi chân, gây ra hiện tượng chuột rút.
Hầu như tất cả các bà bầu đều bị chuột rút ngay từ tháng thứ 2-3 và sẽ xuất hiện thường xuyên hơn khi bụng bầu ngày càng lớn.
Dưới đây là một số mẹo giúp bà bầu trị và phòng tránh chuột rút trong thời gian mang thai.
Các động tác giảm chuột rút khi mang thai
Duỗi chân và xoa bóp các cơ bắp bị co rút
Khi bà bầu chuột rút, hãy duỗi thẳng chân, xoa bóp vị trí chuột rút. Ảnh minh họa.
Khi bà bầu chuột rút, hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.
Chườm nóng
Khi bị chuột rút, bạn hãy chuẩn bị một chai nước nóng hoặc khăn nóng đặt lên vùng bị chuột rút. Để khoảng 5 đến 10 phút cơn đau sẽ giảm.
Đứng dậy và cố đi lại
Hãy cố gắng bước một vài bước khi thấy xuất hiện chuột rút, điều này cũng sẽ giúp cơn đau qua nhanh.
Nằm xuống giường và xoay cổ chân, bàn chân
Các mẹ có thể nằm xuống giường và đặt chân xuống đất hoặc nằm xuống giường và duỗi thẳng đầu gối, sau đó nhẹ nhàng xoay bàn chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút.
Trường hợp nếu bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung liều canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc bổ sung can xi.
Phòng tránh chứng chuột rút ở bà bầu
Tránh nằm, ngồi quá lâu 1 chỗ
Mẹ bầu tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Tốt hơn hết hãy để đôi chân được vận động và nghỉ ngơi thường xuyên bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong giờ làm. Hãy dành những thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa giờ cho đôi chân bớt mỏi nếu công việc mẹ phải đứng nhiều.
Kê chân khi nằm
Khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ, mẹ có thể kê chân kê cao hơn một chút với chiếc gối mềm.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục giúp phòng tránh chuột rút. Ảnh minh họa.
Tập thể dục nhẹ nhàng là cách cải thiện lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả và làm giảm chứng chuột rút ở chân khi mang thai. Những môn thể dục mẹ dễ dàng thực hiện là đi bộ nhẹ nhàng, bơi, yoga.
Uống nước nhiều hơn
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu mẹ làm việc nặng nhọc hoặc tập thể thao nhiều.
Muốn giảm tình trạng chuột rút khi mang thai, hãy uống nhiều nước hơn. Ảnh minh họa.
Mẹ tập trung vào những bài tập khởi động ở chân thường xuyên trước và sau khi tập thể dục sẽ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút bất cứ lúc nào trong thai kỳ.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên nhớ thường xuyên bổ sung những thức ăn có canxi trong thực đơn hàng ngày như: cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô… Đây là biện pháp lâu dài không chỉ giúp bổ sung canxi, mà còn có tác dụng giảm chứng chuột rút hiệu quả cho các bà bầu.