Lỗi phản tác dụng khi mẹ cho bé ăn chuối sai cách

Chuối là loại trái cây rất tốt đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu mẹ không biết cho trẻ ăn đúng cách sẽ thành công cốc.

Từ lâu chuối vẫn được coi là trái cây có nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đối với trẻ em, chất xơ của chuối có tác dụng làm cho ruột hoạt động đều hạn chế biếng ăn ở trẻ, rất có lợi cho hệ miễn dịch của bé.

Với nguồn kali và chất xơ dồi dào, chuối được đánh giá là một loại quả hàng đầu của tự nhiên. Bên cạnh đó, trong chuối còn có hàm lượng vitamin C, vitamin B2, B6 dồi dào giúp cung cấp năng lượng hoàn thiện cho bé một ngày vui chơi lành mạnh. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn không biết nên cho trẻ ăn chuối ra sao cho đúng. Dưới đây sẽ là lời giải đáp cho một số thắc mắc của mẹ khi cho trẻ ăn chuối.

4 tháng tuổi bắt đầu có thể ăn chuối

Chuối là loại hoa quả rất tốt cho các bé tuổi ăn dặm. Do đó khi các bé được khoảng 4 tháng tuổi, tuy nhiên khi mới bắt đầu cho trẻ tập ăn chuối, các mẹ chỉ nên cho con ăn với số lượng vừa phải để có thể thăm dò phản ứng của trẻ, chớ nên "tống" một lúc sẽ khiến bé khó tiếp nhận.

Với độ tuổi ăn dặm, các mẹ có thể chế biến một số món chuối cho trẻ như chuối nghiền trộn sữa, bột chuối, bánh trứng chuối, chuối nướng...

Không nên chọn các những quả có vỏ vàng "đẹp không tì vết"

Nhiều mẹ tin rằng khi mua chuối nên chọn các nải chín đều, vàng ươm thì sẽ ngon. Nhưng thực tế, các loại quả chuối như vậy rất có thể đã được người bán dấm bằng thuốc nên sẽ vừa kém ngon vừa dễ hỏng nếu không kịp ăn nhanh. Các mẹ nên chọn những nải chuối chín lác đác, nghĩa là quả chín, quả xanh và màu thì không được đẹp cho lắm. Chuối như vậy là chuối chín tự nhiên nên khi ăn không bao giờ có vị chát, khó chịu như chuối ngâm bằng hóa chất Trung Quốc.

Trong trường hợp các mẹ mua nhiều một lúc mà không ăn hết thì cẩn phải biết bảo quản đúng cách để tránh cho chuối bị hỏng.  Nếu có tủ lạnh, mẹ hãy gói quả chuối trong giấy báo hoặc túi nhựa có khóa kéo rồi đặt vào ngăn mát. Chuối sẽ tươi lâu hơn và không bị thâm vỏ. Nếu không có tủ lạnh, mẹ chỉ nên mua chuối vừa chín tới, cuống vẫn còn xanh, vỏ không có vết thâm, trầy; sau đó treo nải chuối lên móc, đặt ở nơi thoáng khí, tránh ánh sáng mặt trời hoặc lửa nóng.

Trẻ ăn quá nhiều chuối có khả năng bị tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều

Chuối là một trong những hoa quả giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, các mẹ cần biết khi cho trẻ ăn chuối quá nhiều một ngày cũng không tốt đâu nhé. Bởi chuối có chứa nhiều mangan và kali, do đó nếu bé ăn quá nhiều chuối có thể gây ra tình trạng tăng kali trong máu. Khi ấy, bé có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.

Bởi chuối có chứa nhiều mangan và kali, do đó nếu bé ăn quá nhiều chuối có thể gây ra tình trạng tăng kali trong máu (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, hàng ngày bé nhà bạn đã ăn rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung vitamin khác mà còn ăn nhiều  chuối sẽ khiến dư thừa hàm lượng vitamin và khoáng chất quá cao. Điều này có thể gây khó khăn rất lớn cho quá trình tiêu hóa. Kết quả khiến bé bị đầy hơi và đau dạ dày.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Maryland Medical Center, thì lượng chuối trẻ nên ăn mỗi ngày theo từng độ tuổi là:

- Trẻ sơ sinh sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 500 mg

- Trẻ sơ sinh 7 tháng đến 12 tháng: 700 mg

- Trẻ em 1 tuổi: 1.000 mg

- Trẻ em 2-5 tuổi: 1.400 mg

-Trẻ em 6-9 tuổi: 1.600 mg

- Trẻ em trên 10 tuổi: 2.000 mg

Chuối cũng kỵ với một số thực phẩm khác

Mẹ cần biết chuối có kỵ với một số thực phẩm sau:

- Chuối hột kỵ mật ong, đường: chướng bụng

- Chuối tiêu kỵ khoai môn: đau bụng

- Chuối và khoai tây: trên mặt sẽ nổi những đốm nhỏ

Khi trẻ bị đau đầu ăn chuối sẽ làm tăng lưu lượng máu lên não không tốt cho trẻ

Chuối là thực phẩm có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con ăn. Mẹ nên chú ý các trường hợp sau đây:

Khi trẻ đang đói: Trong quả chuối có chứa rất nhiều magiê và vitamin C. Chuối có tác dụng trong quá trình thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nhưng sẽ phản tác dụng khi mẹ cho bé dùng chuối làm thực ăn khi đói, lúc này hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của bé.

Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng vitamin C cao, nên vitamin C khi được vào cơ thế lúc đói cũng sẽ gây tổn hại cho dạ dày của bạn. Do đó, khi con kêu đói, các mẹ đừng dại cho con ăn ngay một quả chuối.

Khi trẻ đang bị táo bón: Rất nhiều mẹ cho rằng ăn chuối có thể giúp nhuận tràng, nên khi thấy con bị táo bón vẫn cho con ăn chuối thường xuyên.  Tuy nhiên, chuối không những không giải quyết được chứng táo bón mà ngược lại còn khiến táo bọn nặng hơn.

Các mẹ nên biết rằng chuối thuộc loại hoa quả nhiệt đới, chuối mà chúng ta ăn đều đã được xử lý bằng một số hóa chất bảo quản giúp thúc đẩy quá trình chuối chín nhanh. Những chất này là nguyên nhân khiến cho táo bón nặng thêm. Do vậy, các bé có chức năng dạ dày kém không nên ăn nhiều chuối.

Khi trẻ bị đau đầu: Khi trẻ bị đau đầu, mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn chuối bởi các tyramine, phenyethyamine, axit amin trong chuối làm giãn các mạch máu và và làm tăng lưu lượng máu lên não nên không tốt cho trẻ.

Khi trẻ đang bị tiêu chảy: Khi trẻ đang bị tiêu chảy, mẹ không nên cho con ăn nhiều chuối, nếu không ăn thì càng tốt, bởi vì trong chuối có một lượng chất xơ mềm, oligosaccarid_ chất làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn. 

Một số lưu ý khác khi cho trẻ ăn chuối

- khi cho bé ăn mẹ cần nạo sạch phần xơ vỏ bám ở thịt chuối

- Không nên cho trẻ ăn chuối hột khi bé chưa được 8 tháng

- Không nên cho trẻ ăn chuối chưa chín

- Những quả chuối có dấu hiệu bị hỏng, các mẹ không nên tiếc quả mà tiếp tục cho trẻ ăn