Kiều nữ Hà thành đau khổ vì dị tật khó nói

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Hà Nội nhưng chị Vũ Thị M.A lại gặp nhiều nỗi buồn khi sinh ra là phụ nữ lại không được ông trời ban cho khả năng làm mẹ.

Kiều nữ con đại gia có số phận hẩm hiu

Chị M.A sinh ra ở một gia đình giàu có tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bố mẹ chị đều là cán bộ nhà nước nhưng sau đó họ ra ngoài làm kinh tế riêng. Chị M.A kể năm 1990, bố mẹ chị đã bỏ nhà nước ra kinh doanh tư nhân. Mọi công việc gia đình đều suôn sẻ nên tiền bạc nhà chị dư giả. M.A là chị cả trong nhà, dưới chị là hai người em trai.

Chị M.A có làn da ngăm đen, gương mặt bầu bĩnh, toát lên nét duyên thầm khiến biết bao anh chàng nghiêng ngả.

Học được nhiều kinh nghiệm kinh doanh từ bố mẹ nên M.A rất sành sỏi trong công việc, cộng thêm vốn tiếng Anh tốt nên cô dễ dàng đạt được các hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài. Ít ai biết được rằng cô gái trẻ thành đạt ấy lại có cuộc sống riêng tư khá buồn.

Từ năm 14 tuổi, M.A lớn nhanh, da dẻ hồng hào và có ngực như bao bạn gái đến tuổi dậy thì khác. Nhưng lạ thay, đến khi học hết cấp 3, M.A vẫn không có kinh nguyệt. Đến năm 21 tuổi, M.A đi khám, cô mới biết mình vừa không có tử cung và một phần âm đạo bị dính kín.

Những ngày đầu nghe đến khiếm khuyết của mình, M.A kể "Tôi sốc và khóc rất nhiều. Tôi nghĩ phải chăng mình là đàn ông thì tốt. Các bác sĩ ở đó cho biết tôi chỉ có thể mổ tách âm đạo còn tử cung thì không ai có thể làm nhân tạo được.

Tôi đọc các tài liệu của nước ngoài viết về những người phụ nữ giống mình có nhiều không phải hiếm. Tật này cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi quyết định không làm phẫu thuật mà dành thời gian cho đi học và đi làm”.

Mẹ M.A thấy lạ khi trong phòng của cô không bao giờ có giấy vệ sinh dành cho phụ nữ. Nhiều lần bà hỏi con về chuyện này thì cô chỉ trốn quanh co là hết. Nhưng thời gian bà theo dõi con lâu nên bà biết con mình có vấn đề gì đó. Biết không giấu được mẹ, cô kể rằng cô đã nói dối mẹ về bệnh của mình.

Cô nói với mẹ khi đi du học cô bị khối u buồng trứng phải cắt bỏ hết nên bây giờ không có kinh nguyệt. Nghe đến chuyện đó, mẹ cô chết điếng. Tay bà run lên vì con gái bà quá trẻ, con bà còn phải lấy chồng sinh con. Không còn buồng trứng đồng nghĩa bà không bao giờ có cháu ngoại.

"Mẹ tôi khóc dữ lắm. Bà không tin và bắt tôi đến bệnh viện kiểm tra lại. Nhưng khi nghe tôi đưa ra các bằng chứng thì bà tin đó là thực. Chuyện cả gia đình tôi biết, ai cũng thương tôi hơn. Tôi chỉ dám nói vì bệnh mà tôi không như những người phụ nữ khác chứ không dám nói đó là bẩm sinh từ bụng mẹ vì sợ họ buồn hơn" – M.A nói.

Công cuộc tìm lại chính mình

Cách đây hai năm, chị M.A gặp anh Nguyễn Văn Ph. quê Đà Nẵng. Anh Ph. làm dân IT và là đối tác của công ty bố chị. Hoàn cảnh của anh Ph. khá phức tạp. Hai năm trước vợ anh Ph. bỏ đi theo một người đàn ông khác để lại hai đứa con đang học mẫu giáo.

Nhiều lần nói chuyện với anh Ph., chị thấy thương anh. Những ngày nghỉ mọi người được đi chơi thì anh ở nhà nấu phở, nấu cơm cho con ăn. Điều mà không phải người đàn ông nào cũng làm được. Khi đến thăm nhà anh Ph., chị M.A thấy rất lạ.

Sau này, chị và anh Ph. đi đến hôn nhân nhưng chị không thể quan hệ tình dục vì không có âm đạo. Chị mắc bệnh “thạch nữ”. Hai vợ chồng chị M.A lại đến các bệnh viện để tái tạo âm đạo. Tại Bệnh viện 108, bác sĩ phẫu thuật cho chị M. A nhưng chuyện quan hệ vợ chồng vẫn không được. Sau đó chị M.A và chồng phải sang Thái Lan khám kiểm tra tử cung và vòng âm đạo phụ nữ.

Sau này, chị M.A về Việt Nam để nhờ các bác sĩ sản khoa ở trong nước làm thủ thuật tách dính phần âm đạm làm cho co giãn, uyển chuyển hơn. Bác sĩ Lê Kim Dung - trung tâm Y tế lao động Thái Hà, người trực tiếp khám cho chị M. A cho biết sau hai lần làm lại thủ thuật để có âm đạo hoàn chỉnh, chị M. A có thể quan hệ tình dục, có đạt được khoái cảm. Tuy nhiên, chị M. A không thể sinh con vì không có buồng trứng.

Bệnh dị tật đường âm đạo bẩm sinh ngày nay được các bác sĩ mổ để tạo hình lại âm đạo nhưng họ vẫn chịu thiệt thòi. Mọi nội tiết của phụ nữ từ buồng trứng không thể tiết được như nguời bình thường. Để quan hệ tình dục được, họ phải sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ.