Theo đó, thành phố sẽ cho các đơn vị, nhà trường tổ chức dạy thêm, học thêm.
Việc phụ đạo cho những học sinh năng lực yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi giỏi thuộc trách nhiệm nhà trường, không thu tiền của học sinh.
Hoạt động trông giữ trẻ ngoài giờ, bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống không coi là dạy thêm học thêm.
Sở GD-ĐT Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện dạy thêm, học thêm; cấp phép, gia hạn, thu hồi giấy phép đối với tổ chức cá nhân, tổ chức dạy thêm học thêm.
Thẩm quyền cấp phép dạy thêm học thêm do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và Chủ tịch UBND các quận huyện ủy quyền cho Giám đốc GD-ĐT, các Trưởng Phòng giáo dục quận, huyện.
Các cơ sở được thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
Mức thu tiền học thêm được thỏa thuận bằng văn bản giữa cha mẹ học sinh với nhà trường đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương (có quy định kèm theo tại quyết định này - số 22/2013 QĐ-UBND).
Tuy nhiên, mức thu tối đa không quá 32 nghìn đồng/tiết đối với học sinh THPT và không quá 26 nghìn đồng/tiết đối với học sinh THCS.
Mức thu tiền dạy thêm tối đa đối với các nhóm lớp
Mức thu tiền học thêm tối đa hàng năm theo tỷ lệ với mức lương tối thiểu tại cùng thời điểm.
Tỷ lệ chi thù lao giáo viên trực tiếp giảng dạy bằng 70%, chi công tác quản lý 15%, hỗ trợ tiền điện nước, vệ sinh, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm học thêm 15%.
Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường. Giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
Mức chi và tỷ lệ phân bổ chi phải được thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị.
Những tổ chức, cá nhân vi phạm tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý nghiêm. Quyết định này có hiệu lực vào ngày 5/7/2013.