Vụ chìm tàu Titanic còn nhiều điều bí ẩn mà cho tới ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã. Đi tìm lời giải cho những bí ẩn này vẫn là một cuộc chơi thú vị, thu hút sự quan tâm của biết bao nhà nghiên cứu.
Bí ẩn những sự trở về kì lạ
Thuyền trưởng EJ Smith được nhiều người biết tới như một anh hùng khi kiên quyết đồng hành cùng con tàu trong những giây phút cuối cùng. Mặc dù có nhiều câu chuyện “tô hồng” cho vị thuyền trưởng tài ba này nhưng cho tới ngày nay, không ít người vẫn chỉ trích ông nặng nề bởi Smith đã bỏ qua lời cảnh báo đối với việc điều khiển tàu khi xuất hiện tảng băng trôi và sự tắc trách trong công cuộc thả thuyền cứu hộ. Ông đã để thuyền cứu hộ rời khỏi con tàu Titanic xa hoa trong khi tàu cứu hộ vẫn chưa lấp đầy khách; thậm chí nhiều thuyền vẫn còn trống hơn nửa số lượng chỗ ngồi nhưng vẫn không quay lại để giải cứu thêm những người sống sót. Nếu Smith trong giây phút ấy bình tĩnh hơn thì chắc chắn số nạn nhân của vụ chìm tàu Titanic đã không lớn đến như vậy.
Thuyền trưởng tàu Titanic - EJ Smith.
Ít người biết được rằng, vào năm 1991, thuyền trưởng Smith đã có sự “trở về” ngược thời gian đầy kinh ngạc. Vào tháng 8/1991, trong khi khảo sát tại khu vực phía nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương khoảng 387km, các nhà khoa học đã cứu được một người đàn ông khoảng chừng 60 tuổi. Ông giới thiệu với họ rằng mình là Smith, thuyền trưởng của con tàu Titanic lừng danh. Mọi người đều kinh ngạc và không tin vào điều đó, bởi cho đến năm 1991; tức là đã gần 80 năm sau thảm họa Titanic trôi qua, nếu còn sống sót, thì ông ta cũng phải cỡ … 140 tuổi chứ không thể còn... trẻ trung như vậy được. Tuy nhiên, khi đối chiếu vân tay của vị thuyền trưởng Smith năm xưa với vân tay của người đàn ông bí ẩn đó, họ ngỡ ngàng khi nhận được kết quả: Hai mẫu vân tay hoàn toàn trùng khớp với nhau. Tức là người đứng trước mặt họ có thể chính là vị thuyền trưởng tài ba Smith của con tàu Titanic năm xưa, chứ không phải là một kẻ giả mạo!
Thế nhưng, đó không phải là lần đầu tiên một nạn nhân của Titanic có sự trở về kì lạ đến như vậy. Chuyện tương tự cũng đã xảy ra vào tháng 9/1990. Con tàu Foshogen trong hành trình đi qua vùng biển Bắc Đại Tây Dương bỗng phát hiện ra một người phụ nữ đứng trên vách núi, dùng tay ra hiệu kêu cứu. Người phụ nữ trong bộ trang phục quý tộc Anh những năm đầu thế kỉ XX khi được cứu đã tự giới thiệu mình là Wenni Kate, 29 tuổi, một trong những nạn nhân của vụ đắm tàu Titanic. Nghe vậy, ai nấy đều cho rằng cô bị rối loạn thần kinh, vì chẳng lẽ sau gần 80 năm kể từ khi xảy ra thảm họa Titanic, người phụ nữ này không già đi chút nào, chứ chưa nói đến việc có thể sống sót giữa nơi hoang vu của biển khơi? Tuy nhiên, sau khi kiểm tra và đối chiếu trường hợp của người phụ nữ này với danh sách các nạn nhân trên tàu Titanic, mọi người kinh ngạc khi thấy thông tin mà người phụ nữ kia khai báo hoàn toàn đúng.
Smith đã bị chỉ trích khi để thuyền cứu hộ rời khỏi con tàu Titanic xa hoa trong khi tàu cứu hộ vẫn chưa lấp đầy khách.
Nhưng tại sao cả nữ hành khách tên Wenni Kate và thuyền trưởng Smith lại có sự trở về một cách ngoạn mục đến như vậy thì cho tới hiện nay, các nhà khoa học chưa ai lý giải được. Nhiều người cho rằng, đó là do họ bị rơi vào “lỗ hổng thời gian” - một hiện tượng bí ẩn của tự nhiên, chỉ việc vật chất bỗng dưng mất tích, rồi lại xuất hiện vượt thời gian mà trạng thái không hề thay đổi. Tuy nhiên, do chỉ dựa trên những giả thuyết và giả định khoa học chưa có căn cứ nên cho tới bây giờ, sự trở về của thuyền trưởng Smith và nữ hành khách Wenni Kate vẫn còn là một bức màn bí ẩn cần thêm thời gian để nghiên cứu.
Những giấc mơ tiên tri
Một điều khá kì lạ là không ít người đã sống sót qua thảm họa Titanic chỉ vì… không lên tàu do ngủ mơ thấy chính tai nạn xảy ra với con tàu này. Trong đó, câu chuyện tiêu biểu hơn cả xoay quanh một người đàn ông có tên John - một nhà buôn nổi tiếng của Anh. Ông phải khó khăn chật vật lắm mới mua được vé lên tàu Titanic. Tuy nhiên, trước khi khởi hành 10 ngày, 2 đêm liền, ông đã gặp cùng một cơn ác mộng giống y nhau: tàu Titanic bị chìm. Nhiều người lớn và trẻ em đã bị rơi xuống đại dương sâu thẳm, trong tiếng kêu gào xin cứu giúp thảm thiết. Do quá bị ám ảnh vì điều này, ông đã quyết định hủy bỏ chuyến đi mà mình phải vất vả lắm mới có được. Không ngờ, đây lại là một quyết định sáng suốt.
Mục sư Morgan ở thành phố Viniper, Canada cũng từng gặp những cơn ác mộng lặp đi lặp lại về một con tàu lớn chìm xuống biển. Ông mơ thấy cảnh tượng đáng sợ về một con tàu khổng lồ đang đi trên biển, trời tối sầm, sương mù bám dày đặc rồi bất thình lình, nó va vào núi băng. Nhiều người đứng trên boong tàu gào thét, chiếc tàu khổng lồ ngả nghiêng một hồi rồi dần chìm sâu xuống biển.
Blanche Marshall - một phụ nữ người Anh cũng đã nhìn thấy trước tai nạn xảy ra với con tàu này. Khi đang cùng chồng hưởng tuần trăng mật trên đảo Wight và thấy con tàu đi qua, Blanche đã bất ngờ kêu lên: “Con tàu này sẽ không đến được Mỹ, nó sẽ bị chìm. Tôi đã trông thấy nó. Hàng trăm người sẽ bị chìm xuống làn nước đóng băng. Đừng để họ chết!”. Nhưng mọi người cho rằng, cô bị tâm thần. Thế nhưng cái điều không ngờ tới đã xảy ra. Vào đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15/4/1912, con tàu huyền thoại Titanic cùng hơn 1.500 hành khách đã cùng chìm xuống đáy đại dương sâu thẳm…
Tàu Titanic thực sự có bị chìm?
Theo 2 nhà khoa học Anh - Robin Gardiner và Dan van der Vat, công ty White Star Line (chủ sở hữu con tàu Titanic) đã dựng lên tấn thảm kịch có 1-0-2 trong lịch sử này. Họ cho rằng, con tàu nằm sâu dưới đáy đại dương kia không phải là tàu Titanic.
Tàu Titanic (bên phải) và Olympic - người anh em sinh đôi.
White Star Line có 2 con tàu, Olympic và Titanic; 2 con tàu này được thiết kế giống hệt nhau. Tuy nhiên, sau một lần chạy thử, Olympic đã bị hư hỏng nặng nhưng không được công ty bảo hiểm bồi thường vì họ cho rằng, tàu hư hỏng do lỗi của White Star Line. Các nhà khoa học hoài nghi công ty này dựng lên màn kịch tai nạn để có thể thu được tiền bảo hiểm bù cho vụ tai nạn của con tàu Olympic.
Ngay sau khi Titanic (thực chất khi này là con tàu Olympic) hạ thủy và bắt đầu hành trình đầu tiên vượt Đại Tây Dương của mình, công ty tàu thủy White Star Line đã “giả bộ” đưa tin tàu Titanic gặp nạn và bố trí cho con tàu California ra khơi để ứng cứu những hành khách và thủy thủ đoàn gặp nạn. Họ không thể ngờ tới một điều rằng, tai nạn đã xảy ra với độ thảm khốc ngoài sức tưởng tưởng của họ. Và con tàu California cũng không thể đến kịp để cứu họ được.
White Star Line đã nhận được một khoản tiền đền bù khổng lồ từ các công ty bảo hiểm nhưng khoản tiền này không đủ để trả cho gia đình các nạn nhân. Họ nhanh chóng rơi vào khủng hoảng và sớm bị phá sản.
Vậy thì Titanic “thật” thực ra đã ở đâu? Hai nhà nghiên cứu cho rằng, nó đã thuận buồm xuôi gió với cái tên khác trong hải trình của Hoàng gia Anh với hạm đội White Star Line và “về hưu” vào năm 1935. Thế nên, đáng lẽ ra nhân loại phải gọi thảm họa xảy ra vào năm 1912 là thảm họa Olympic mới đúng. Mặc dù chưa rõ mọi chuyện đúng sai ra sao song nghiên cứu này của họ cũng làm rúng động giới nghiên cứu lịch sử trên thế giới.