Thống kê sơ bộ, năm 2011, các DN XKLĐ đã đưa trên 10.000 LĐVN sang làm việc tại Malaysia. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc cung ứng LĐ sang làm việc tại thị trường này vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
2011: Trên 10.000 LĐ sang làm việc
Ban Quản lý LĐVN tại Malaysia cho hay: Năm nay, một số lĩnh vực kinh tế của Malaysia chịu ảnh hưởng của vụ động đất và sóng thần tại Nhật Bản và suy thoái kinh tế thế giới khiến nhiều nhà máy sản xuất điện tử, sản xuất phụ tùng ôtô phải thu hẹp sản xuất, không có thời gian làm thêm, đã ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người LĐ nói chung, trong đó có LĐVN.
Cần đào tạo, bồi dưỡng LĐ kỹ trước khi xuất cảnh.
Qua 11 tháng năm 2011, Ban Quản lý lao động VN tại Malaysia đã tiếp nhận và cấp thẩm định 354 hồ sơ, với tổng số 12.476 LĐ, trong đó có 4.188 LĐ nữ. Các ngành nghề LĐVN sang làm việc gồm: 11.970 người trong lĩnh vực sản xuất chế tạo; 434 LĐ trong lĩnh vực xây dựng; 48 người làm nông nghiệp, thủy sản; 13 người làm dịch vụ và 11 người làm giúp việc gia đình. Số LĐVN sang Malaysia năm 2011 ước tính đạt trên 10.000 người.
Cần tăng cường trách nhiệm của DN
Khi thực hiện ký kết hợp đồng với DN trước khi đi, LĐ nên yêu cầu DN bàn giao cho mình giữ bộ giấy tờ gồm: Hợp đồng ký với DN đưa đi, hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng, giấy tờ vay nợ (nếu có). Ngoài ra, LĐ cần có họ tên cán bộ DN, số điện thoại liên lạc của DN và Ban Quản lý lao động tại Malaysia để chủ động trao đổi khi cần thiết. |
Theo đánh giá của cơ quan quản lý LĐ, trong năm vẫn còn nhiều DN vi phạm các quy định pháp luật như: Đưa LĐ sang không thẩm định hợp đồng, không đào tạo LĐ trước khi đi, không báo cáo danh sách LĐ, thu tiền của người LĐ quá quy định... Việc người LĐ trả nợ dần chi phí trước khi đi trừ tiền lương hàng tháng ngày càng bộc lộ những rủi ro. Theo một số đối tác Malaysia, số LĐ này có tỷ lệ bỏ hợp đồng rất cao.
Hiện nay có 15 nước cung ứng LĐ vào thị trường Malaysia nên tính cạnh tranh cao. Vì vậy, lãnh đạo Cục Quản lý lao động nước ngoài nhấn mạnh, chất lượng LĐ phải là quan tâm hàng đầu đối với các DN Việt Nam. Các DN phải trực tiếp tuyển chọn và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho LĐ theo đúng các quy định hiện hành.
Về các DN Việt Nam, nhất là các DN mới cần lựa chọn đối tác Malaysia đủ tin cậy, đồng thời phải tự kiểm tra, thẩm định đơn hàng, lựa chọn những đơn hàng có việc làm ổn định, thu nhập bình quân từ 850 đến 1.000RM/tháng (kể cả làm thêm giờ) và điều kiện làm việc, ăn ở của người LĐ đảm bảo theo các quy định hiện hành.
Theo Ban Quản lý LĐVN tại Malaysia, các DN cần tăng cường công tác quản lý đối với số LĐ đưa sang làm việc tại Malaysia, đặc biệt trong những tuần đầu tiên người LĐ đến DN Malaysia. Đây là thời điểm họ cần sự có mặt của đại diện DN để giúp họ làm quen với môi trường sống và làm việc tại Malaysia.