Đứa bé gợi 'cảm hứng' ra dự luật cấm đẻ thuê ở Thái Lan

Dịch vụ đẻ thuê của Thái Lan từng hấp dẫn nhiều người trên toàn thế giới đến đây thuê người mang thai hộ một đứa con. Tuy nhiên một dự luật đang đe dọa giết ngành này.

Kiếm 124 triệu USD/năm từ đẻ thuê

Nguyên nhân phải nói đến đầu tiên là vì Thái Lan chưa có luật về mang thai hộ. Việc  buôn bán trứng người, tinh trùng diễn ra ì xèo, không bị hạn chế. Người đẻ thuê, dịch vụ đẻ thuê công khai quảng cáo “hàng” trên mạng, tha hồ cho khách hàng tìm kiếm, lực chọn. Thêm một vài nguyên nhân khác góp phần cho sự phồn thịnh của “công nghiệp không khói”. Thái Lan có đội ngũ chuyên gia y tế lành nghề tạo niềm tin cho khách hàng rằng có thể có được những đứa con như mong muốn. Cuối năm 2012, sau khi Ấn Độ ban hành luật cấm các cặp đồng tính nam, phụ nữ và đàn ông độc thân, các cặp vợ chồng không kết hôn hợp pháp nhờ người mang thai hộ, các đối tượng cần tìm người đẻ thuê đổ xô tới Thái.

Tại Thái Lan có khoảng 20 công ty kinh doanh dịch vụ đẻ thuê, hầu hết do người nước ngoài điều hành. Người thuê mang thai hộ phải chi khoảng 35 – 42 ngàn USD (khoảng 700 – 900 triệu VNĐ) cho công ty cung cấp dịch vụ đẻ thuê, nhưng người đẻ thuê chỉ nhận được khoảng ¼ số tiền đó. Công ty bao trọn gói, từ việc tìm người đẻ thuê ưng ý để hai bên ký hợp đồng, đến theo dõi việc mang thai và sinh con. Khách chỉ cần liên lạc với công ty, không tiếp xúc với người đẻ thuê. Công ty còn giúp thủ tục giấy tờ để khách nước ngoài có thể đưa bé rời Thái Lan về nước mình. Có một đội ngũ luật sư chuyên sẵn sàng giúp đỡ những thân chủ gặp vấn đề trong việc sử dụng dịch vụ, hoặc đứa bé ra khỏi Thái Lan.

Dư luận Thái Lan nói chung không đồng tình với việc để cho chuyện đẻ thuê phát triển tự do, trở thành một hoạt động thương mại mà có người ví như là buôn bán người. Một số trường hợp thái quá đã khiến dư luận trong và ngoài nước bất bình, chẳng hạn một người Nhật đã thuê người đẻ cho ông ta tới… 13 đứa con. Nhưng phải đến khi xảy ra chuyện bé Gammy, chính quyền mới thấy rằng đã đến lúc chấm dứt chuyện để việc mang thai hộ “ngoài vòng pháp luật”.

Chỉ lấy con khỏe mạnh, bỏ lại con tàn tật

Bé Gammy do một phụ nữ đẻ thuê Thái Lan, chị Pattramon Chanbua (21 tuổi), sinh ra, hiện chưa đầy một tuổi. Trước đó, cặp vợ chồng người Úc David Farnell (57 tuổi), và Wendy, qua môi giới, đã trả cho chị Pattaramon 15 ngàn USD (khoảng 30 triệu VNĐ) để chị này mang thai hộ một cặp song sinh. Bé trai Gammy và bé Pipah được sinh ra. Gammy mắc hội chứng thiểu năng trí tuệ, trong khi Pipah khỏe mạnh bình thường.

Khám xét văn phòng Công ty Baby - 101

David đem Pipah về Úc, bỏ lại Gammy trong bênh viện cho bà mẹ mang thai hộ. David là người có tiền án hại trẻ em gái. Dân Thái nổi giận trước hành động bỏ rơi đứa con bệnh tật của David và lo lắng cho Pipah bị lạm dụng tình dục. Họ đóng góp tiền cho Pattaramon nuôi đứa con bệnh tật. David dọa đòi công ty dịch vụ hoàn trả tiền vì bé Gammy bệnh tật, không đạt chuẩn yêu cầu. Pattaramon tuyên bố muốn đòi lại con gái về. Luật Thái Lan hiện công nhận quyền làm mẹ của người mang thai hộ.

Sau vụ Gammy, chính quyền đã khám xét và đóng cửa một số bệnh viện chuyên dành cho người đẻ thuê. Việc đưa bé sơ sinh ra nước ngoài được kiểm soát chặt chẽ hơn. Nhiều cặp vợ chồng nước ngoài khác cũng bị chặn tại phi trường khi trẻ con về nước mình do không đầy đủ giấy tờ. Hiện người nước ngoài muốn đưa trẻ sinh ở Thái về phải có lệnh của tòa, kết quả thử nghiệm ADN, giấy thông hành và visa của đứa bé ghi tên người đưa bé đi là cha mẹ hợp pháp.

Hành động quyết liệt hơn của chính quyền là nỗ lực cho ra đời một luật riêng về mang thai hộ. Kết quả là vào giữa tháng 8/2014, Chính phủ quân sự Thái Lan đã thông qua một dự thảo luật về mang thai hộ. Dư luận còn chờ Hội đồng lập pháp quốc gia thông qua và sự chấp nhận của  Quốc vương thì mới trở thành luật

Dân thường đồng tình, dân đồng tính phản đối

Dự thảo này, nếu thành luật, sẽ đánh dấu chấm hết cho công nghiệp đẻ thuê một thời hái ra tiền. Dư luật khẳng định mang thai hộ vì mục đích thương mại là tội hình sự. Những ai thực hiện hay liên quan tới hoạt động đẻ thuê, như kẻ thuê người mang thai, hay thương mại hóa việc mang thai hộ, sẽ bị xử theo luật hình sự.

Dư luận cho phép nhờ mang thai và mang thai hộ, nhưng đưa ra các điều kiên chặt với cả hai phía. So sánh với luật hiện hành, dư luận có một số quy định mới hoặc ngược hẳn: Dư luận xem đứa trẻ sinh ra là con hợp pháp của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ (Luật hiện hành công nhận người mang thai hộ đương nhiên có quyền làm mẹ đối với đứa bé).

Dư luận đòi cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ đáp ứng những điều kiện sau: Phải kết hôn hợp pháp, không thể có cách nhờ một phụ nữ khác mang thai hộ. Đưa điều kiện phải là vợ chồng chính thức, dư luật đã loại các đối tượng độc thân, những cặp kết hôn không chính thức, các cặp đồng tính (Thái Lan không công nhận hôn nhân đồng tính). Luật hiện hành không buộc người nhờ mang thai hộ phải như thế. Quy định mới này đã khiến người đồng tính phản đối quyết liệt.

Về người mang thai hộ, dư luật quy định phải là người đã từng sinh con. Nếu người này có chồng thì phải được chồng đồng ý. Người mang thai hộ không phải là mẹ hay con cháu của người nhờ mang thai. Luật hiện hành không đòi người mang thai hộ phải có các điều kiện như trên, chỉ không cho phép người mang thai hộ là người cùng huyết thống với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.

Sau khi dư luật Chính phủ Thái Lan chấp nhận, nhiều cặp vợ chồng nước ngoài đang có hợp đồng thuê người mang thai rất hoang mang lo lắng. Họ ở cách xa Thái Lan vạn dặm, tiền đã chi nhưng con còn ở dạng phôi hoặc đang nằm trong bụng người đẻ thuê. Hiện có khoảng 400 cặp vợ chồng trong tình cảnh ấy. Phân nửa số đó ở Úc, còn lại ở Mỹ, canada,… Có thể Thái Lan sẽ để yên cho những trường hợp đẻ và đẻ thuê trước khi có luật, nhưng sau khi có luật thì còn người nước ngoài nào dám liều thuê người sinh con cho mình tại Thái?.