Dịch Ebola: Vì sao ngay cả nhân viên y tế cũng chết vì virus Ebola?

Trong khi cả thế giới còn đang lúng túng tìm cách đối phó và ngăn chặn sự lây truyền của virus Ebola, thì loại virus này đã kịp cướp đi mạng sống của hàng ngàn người.

Các chuyên gia đang cho rằng, virus Ebola còn đáng sợ gấp nhiều lần virus HIV và các loại virus gây bệnh khác.

Một giáo sư dịch tễ học và khoa học sức khỏe cộng đồng tại Đại học Ilorin, bang Kwara (Nigeria), Tanimola Akande, miêu tả virus Ebola là thách thức lớn nhất đối với sức khỏe của các tiểu vùng hiện nay.

Chính cơ chế lan truyền bệnh là một lý do chính khiến Ebola thành loại virus nguy hiểm nhất. 

"Ebola không có cách chữa không phải là lý do nó nguy hiểm. HIV cũng chưa có cách chữa nhưng nó chưa giết hết các nạn nhân nếu biết kiểm soát đúng cách. Ebola nguy hiểm hơn vì nó rất dễ nhiễm. Nó nằm trong tất cả các dịch cơ thể của người nhiễm bệnh và lây lan thông qua nước bọt, máu, mồ hôi, tinh trùng, chất thải, các mô cơ thể. Nó có thể bị nhiễm từ việc chạm vào các bề mặt người nhiễm bệnh từng đụng vào", ông nói.

1. 5 lý do khiến cho virus Ebola trở thành chủng virus nguy hiểm nhất hiện nay:

- Gần như không để lại cơ hội sống sót cho người mắc bệnh: Cơ hội sống sót gần như bằng 0, đặc biệt ở châu Phi. Nó giết 90% số người nhiễm. Cái chết là chắc chắn nếu bệnh nhân bị chảy máu.

Từ quan điểm y tế, bất cứ ai nhiễm bệnh này đều nên bị cách ly - để đợi cái chết. Nó giết người nhanh hơn AIDS. Người chết không thể được chôn theo cách thông thường vì bệnh nhân còn sống hay đã chết đều có khả năng truyền bệnh vì virus Ebola vẫn tồn tại trong cơ thể người chết.

- Hầu như không có cách chữa: Hiện nay chưa có thuốc hay biện pháp điều trị hoặc văcxin để ngừa bệnh. Có 4 loại virus khác nhau gây bệnh này. Việc điều trị y tế ở Châu Phi hiện nay chỉ là làm cho người nhiễm bệnh có được cái chết nhẹ nhàng hơn. Thuốc kháng virus không có giá trị gì.

- Dất dễ lây nhiễm trong những tiếp xúc gần: Người ta có thể lây nhiễm virus Ebola thông qua tiếp xúc với cơ thể nhiễm bệnh hay đáng sợ hơn là chỉ thông qua những bề mặt người nhiễm bệnh đã chạm vào. Người có nguy cơ nhiễm Ebola cao nhất lại là nhân viên y tế, người thân và bạn bè của người bệnh. Thợ săn khỉ, dơi và những người hay ăn thịt cũng cần cẩn thận.

- Không có biện pháp phòng ngừa rõ ràng và cụ thể: Với một vài căn bệnh do virus khác như HIV, có nhiều biện pháp để phòng ngừa nhưng không có cách nào cụ thể, rõ ràng để ngăn ngừa Ebola. Bạn được khuyên là rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh (và các chất tiết, máu của họ), tránh tiếp xúc với những người đã tiếp xúc với người bệnh. Tất cả cách phòng bệnh chỉ bằng việc vệ sinh. 

2. Vì sao có nhiều nhân viên y tế chết trong đại dịch Ebola?

Nhiều người hoang mang vì sao ngay cả nhân viên y tế cũng bị lây nhiễm và chết do virus Ebola? Phải chăng sự đáng sợ của căn bệnh này vượt qua mọi rào chắn phòng bị của hệ thống y tế? Điều ấy thật đáng sợ, vì nếu nhân viên y tế cũng phải chết vì đại dịch Ebola, thì những người dân bình thường, cơ hội phòng ngừa và sống sót của họ càng vô vọng.

Vì thế, việc giải mã nguyên nhân những cái chết do nhiễm virut Ebola của các nhân viên y tế là rất cần thiết để tránh làm hoang mang hơn người dân trước cơn đại dịch vốn đã gây nhiều bấn loạn này.

Năm 1967, tại Zaire, ổ dịch lớn thứ 2 trong lịch sử đã khiến 11 nhân viên y tế bị chết. Nguyên nhân của những cái chết này là do các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của virus Ebola còn chưa được thiết lập.

Đến nay, theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), số nhân viên y tế chết trong dịch Ebola là 60 người.

Nguyên nhân làm cho con số này tăng lên là:

- Dịch diễn ra trong phạm vi rộng hơn: Trước đây dịch chỉ xảy ra ở một khu vực xa xôi. Hiện nay, Ebola đã phát tán ở cả thành thị và nông thôn các nước Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria. Vì vậy số người bị ảnh hưởng lớn hơn hẳn và vì thế tỷ lệ nhân viên y tế chịu tác động cũng cao hơn.

- Thiếu trang thiết bị y tế: Các nhân viên y tế được khuyên phải đeo mặt nạ, kính, áo choàng, găng tay khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm Ebola. Nhưng vấn đề lớn ở đây là y bác sĩ làm việc tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những người làm việc ở các nước nghèo nhất trên trái đất - nơi dịch đang diễn ra - không phải lúc nào cũng được tiếp cận với các đồ bảo hộ lao động này. Bởi thế, họ có thể bị lây và chết. Trong số các trường hợp y bác sĩ đã chết không có người nào từ nước ngoài. Các tổ chức cứu trợ nước ngoài như Tổ chức bác sĩ không biên giới áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt cho tất cả các nhân viên nên không bị tổn thất người nào.

Ngay cả khi các nhân viên y tế ở những nước có dịch được phòng ngừa và trang bị đầy đủ từ lúc Ebola bắt đầu thì họ vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Ở thời điểm đó, các y bác sĩ không biết virus chết người này ẩn náu trong những bệnh nhân của họ, đặc biệt là những người có biểu hiện bệnh chỉ như cảm cúm thông thường.