Sở hữu chiếc máy bay tư nhân đầu tiên và đắt giá nhất ở Việt Nam hiện nay, với ngành kinh doanh trải dài khu vực Đông Nam Á và thường xuyên phải trở về Việt Nam trên lãnh đạo của VPF, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức khẳng định chỉ sử dụng máy bay cho công việc.
Mua chiếc trực thăng có tổng chi phí lên tới 5 triệu USD nhưng ông chủ tập đoàn Hòa Phát lại quyết định cho chính công ty của mình thuê lại với giá chỉ 1 đồng/năm. Máy bay được Tập đoàn Hòa Phát toàn quyền sử dụng cho mục đích công việc.
Trước đó, toàn bộ chi phí để đưa chiếc máy bay về Việt Nam cũng như vận hành đều do ông Long chi trả, dù hợp đồng được ký kết thông qua tập đoàn Hòa Phát.
Lên kế hoạch mua 10 chiếc máy bay cá nhân loại nhỏ và đã làm thủ tục nhập khẩu 4 chiếc nhưng vì vướng các quy định của pháp luật hiện hành (năm 2012) khiến ông Cao Văn Sơn - Chủ tịch HĐQT công ty Hành Tinh Xanh quyết định tặng lại máy bay cho Câu lạc bộ Hàng không phía Bắc.
4 chiếc máy bay có tổng giá trị hơn 3 triệu USD sau đó đã được cho thông quan và thực hiện các đánh giá kỹ thuật trước khi cất cánh.
Là một trong những đại gia nổi bật nhất trong ngành thủy sản ở Việt Nam, trước khi lâm vào cảnh bán tài sản trả nợ, bà chủ Bianfishco Nguyễn Thị Diệu Hiền từng sở hữu một chiếc siêu xe Rolls-Royce. Chiếc xe này được nữ đại gia mua bằng tiền bán hai ngôi nhà, được sử dụng để "làm thương hiệu", và "đón đưa các triệu phú tận sân bay, những khi họ sang đàm phán làm ăn".
Là người đam mê siêu xe, Phó tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai là một trong những doanh nhân sở hữu nhiều xế hộp đình đám nhất tại Việt Nam. Những chiếc xe này đều phục vụ sở thích chơi xe của doanh nhân Nguyễn Quốc Cường, và làm nên thương hiệu Car&Passion đình đám một thời.