Kaitlyn Dobrow, người Mỹ 18 tuổi, đã trải qua 9 ca phẫu thuật kể từ khi được đưa vào bệnh viện sau khi có các triệu chứng giống như cúm. Không chỉ bị cắt cụt tứ chi, mà làn da cô bé cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Mẹ Kaitlyn kể: "Cô bé làm việc, nhảy, thích nấu ăn và đi chơi với bạn bè. Ngày 11/2/2013, Kaitlyn làm việc tại khách sạn và sau đó đã đi đến phòng tập thể dục. Sáng hôm sau, con bé thức dậy và nói với tôi rằng nó bị đau đầu kinh khủng và toàn bộ cơ thể cô rất đau đớn. Tôi cho rằng nó bị cúm và chiều hôm đó, nó đã không thể ra khỏi giường. Tôi được y tá và đưa nó tới viện".
Kaitlyn được chẩn đoán mắc bệnh viêm màng não do mô cầu Meningococcemia gây nhiễm trùng máu. Đó là nguyên nhân gây tử vong trong nhiều trường hợp trước đó.
Sau khi được đưa vào bệnh viện, tình trạng của cô bé xấu đi rất nhiều gia đình nghĩ rằng cô có thể chết. Để có thể sống, và ngăn chặn căn bệnh lan rộng, cả hai cánh tay và chân của Kaitlyn đã được phẫu thuật cắt bỏ. Chân cụt dưới đầu gối trong khi cánh tay đã được phẫu thuật cắt bỏ dưới khuỷu tay. Các bác sĩ đã cảnh báo rằng cô bé có thể cần phải phẫu thuật thêm.
Sau khi được xuất viện, Kaitlyn sẽ đi đến một trung tâm phục hồi chức năng vật lý trị liệu để học những điều cơ bản trong cuộc sống và chăm sóc cho bản thân. Cô sẽ được trang bị chân tay giả.
Gia đình cô bé sẽ phải bán ngôi nhà hiện tại của họ để đối phó với tình trạng khuyết tật của Kaitlyn khi cô trở về nhà.
Các nhà chức trách Y tế tại hạt Orange đã ban hành một cảnh báo cho các phụ huynh khác phải cảnh giác trước các triệu chứng của bệnh viêm màng não mà họ tin rằng có nguồn gốc ở Tijuana, Mexico.
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm màng não do não mô cầu là: cứng cổ, sốt cao, nhạy cảm với ánh sáng, lơ mơ, nhức đầu và nôn ói. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu (Meningococcemia) ít phổ biến hơn và có các triệu chứng: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau chân tay, lừ đừ, mệt lả và phát ban.
Giờ, cô bé đã bị cụt tứ chi...
Bệnh thường diễn tiến rất nhanh. Thể cấp tính và nặng nhất của nhiễm trùng não mô cầu (hay còn gọi là thể tối cấp) thường xuất hiện nốt ban trên thân người và chi dưới, biến chứng chảy máu, suy đa cơ quan và sốc. Bệnh nhân có thể tử vong chỉ trong vòng vài giờ phát bệnh.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gồm: những người sống cùng nhà với người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi; thanh thiếu niên từ 16 - 21 tuổi; học sinh - sinh viên sống trong ký túc xá và binh lính trong các doanh trại quân đội; bệnh nhân có tình trạng sức khỏe cần phải được chăm sóc đặc biệt như cắt bỏ lách, hoặc một số khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch.
Vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác qua dịch tiết đường hô hấp (ho, hắt hơi hoặc hôn) và có tiếp xúc gần gũi. Tuy nhiên, nó không lây nhiễm dễ dàng như siêu vi cúm hoặc cảm. Phải sau 24 giờ được điều trị bằng kháng sinh phù hợp bệnh nhân mới không còn khả năng lây bệnh.