Trước đây, không ít bạn trẻ từng bị chỉ trích thậm tệ vì chụp ảnh vô tội vạ, kể cả ở nơi cần sự trang nghiêm như đám tang hay chỗ thờ cúng linh thiêng. Thế nhưng, tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Minh chứng rõ nét là chùm ảnh chân dài xinh xắn tạo dáng theo 6 tư thế khác nhau để chụp ảnh bên bia mộ của cụ bà hưởng thọ 93 tuổi.
Chân dài tạo dáng chụp ảnh bên bia mộ của cụ bà.
Chụp ảnh bên bia mộ người chết vốn là điều cấm kị. Vậy mà chân dài này thản nhiên uốn éo, khoe đường cong bên bia mộ của người được cho bà của cô ta.
Nhiều người thắc mắc rằng cô ta nghĩ gì trong đầu khi làm vậy, hay có vấn đề về thần kinh?
“Thần kinh”; “Đẹp, chân dài, dáng như người mẫu mà óc như trái nho”, “Văn hóa xuống cấp trầm trọng”; “Chụp ảnh câu like vô đạo đức và văn hóa”… là những từ ngữ nặng nề mà dân mạng dành cho chân dài tạo dáng chụp ảnh bên bia mộ người chết.
Nói về văn hóa chụp ảnh “tự sướng”, theo VnE, phó giám đốc Cơ quan Sức khỏe Tâm thần Thái Lan cho biết, đây là hành vi phổ biến được giới trẻ ưa thích nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong tương lai.
Phần lớn mọi người đều cảm thấy vui vẻ khi bức ảnh họ chia sẻ trên mạng xã hội được yêu thích, nhưng có người lại hy vọng phải có càng nhiều like càng tốt. Khi không thu hút được sự chú ý như mong đợi, họ quyết định chia sẻ ảnh nhiều hơn. Nếu lượt like vẫn không được cải thiện, họ sẽ cảm thấy mất tự tin và có thái độ tiêu cực với bản thân như cảm thấy không hài lòng với chính mình.
Một kiểu chụp ảnh phản cảm khác ở Việt Nam.
Để theo dõi mức độ quan tâm của bạn bè, người chia sẻ ảnh sẽ thường xuyên kiểm tra số lượng like hay bình luận. Đây chính là dấu hiệu cho thấy thói quen chụp ảnh trở thành vấn đề gây ảnh hưởng đến tâm lý của con người. Tùy từng cá nhân, thói quen này sẽ có tác động đến cảm xúc, tâm lý và cuộc sống ở nhiều mức độ khác nhau.