Cách chữa hóc, nghẹn cho trẻ

Hóc, nghẹn là những hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi gặp trường hợp này, cha mẹ chớ nên lúng túng.

Cách nhận biết khi trẻ bị hóc, nghẹn

Trẻ đang ăn đột nhiên khóc không dứt dù bạn có tìm mọi cách dỗ trẻ. Khi đưa tiếp thức ăn vào trẻ gạt đi hoặc tỏ ra sợ hãi. Bạn có thể thấy dãi, nhớt chảy nhiều, sau đó trẻ có thể bị nôn ọe. Với các trẻ lớn hơn có thể dùng tay móc họng, kêu đau khi nuốt.

Cách chữa hóc, nghẹn cho trẻ

Các bước chữa hóc, nghẹn cho trẻ

Để chăm sóc trẻ em khi bị hóc, nghẹn, bạn nên làm như sau:

Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai. Điều này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên từ đó giúp đẩy dị vật trong cổ học bé ra ngoài.

Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

Ngoài ra, trong quá trình sơ cứu và chăm sóc trẻ em bị hóc, nghẹn, nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy tỉnh táo hơn và thở được thì ngưng và nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.

Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Sau đó lấy tay nắm thành nắm đấm và đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh thì đưa đến bệnh viện.

Cách giúp trẻ phòng ngừa hóc, nghẹn

Chỉ cho ăn mỗi lần một ít để ngừa việc trẻ em nhét quá nhiều thức ăn vào miệng.

Bắt đầu cho em bé hoặc trẻ nhỏ ăn các loại thức ăn và thớ thức ăn mới từ từ. Cho trẻ ăn các loại thức ăn nấu chín trước khi cho thử thức ăn sống. Cắt thực phẩm thành nhiều miếng nhỏ cho đến khi trẻ có thể nhai và nuốt thức ăn mà không ho.