Các tài liệu mật được công bố sau vụ án chống lại chính quyền Anh do gia đình hai người Libya – Abdel Hakim Belhaj và Sami Al Saadi – tiến hành. Hai người Libya là đối tượng dẫn độ và tra tấn trong chiến dịch tình báo phối hợp MI – 6 và Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) diễn ra tại Libya dưới thời Tổng thống Muammar Gaddafi, năm 2004. Sau những tiết lộ của Edward Snowden, năm 2013, hai gia đình này đã làm hồ sơ hiện các cơ quan tình báo Anh đã vi phạm quyền tự do của họ khi bí mật giám sát những cuộc giao tiếp giữa họ với các luật sư thuộc Tổ chức nhân quyền Reprieve nhằm gây cản trở trong phiên toà xét xử công bằng, Toà án Quyền lực Điều tra là tổ chức xem xét đơn kiện chống lại MI – 5, MI – 6 và GCHQ của gia đình Belhaj và Al Saadi. Sau những tiết lộ từ Edward Snowden, nhóm luật sư của Belhaj lo ngại các cuộc giao tiếp của họ với thân chủ có thể bị GCHQ thu nhập thông tin nhằm ngầm dàn xếp kết quả vụ án trước toà.
Về phía mình, nhóm luật sư của chính quyền Anh cho rằng việc tiết lộ một số tài liệu mật mới đây có thể làm phương hại đến an ninh quốc gia. Bà Dinah Rose, luật sư cao cấp Anh đại diện cho Belhaj, phát biểu: “nếu như vấn đề này không được điều tra đến nơi đến chốn thì mối nguy cơ thật sự là lòng tin vào hệ thống tư pháp có thể bị tổn hại. Vụ án Belhaj chỉ là bề nổi của tảng băng”. Trong khi đó, luật sư đại diện cho chính quyền Anh là James Eadie chống lại yêu cầu được nhìn thấy các tài liệu gốc cũng như sự đại diện cho Belhaj. Robert Hannigan, lãnh đạo GCHQ, tìm cách biện hộ cho sự mở rộng quyền lực gián điệp với lập luận rằng, các tổ chức thánh chiến cũng như tội phạm có tổ chức hiện nay đang tăng cương khai thác Internet gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Năm 2012, Al Saadi và gia đình đã chấp nhận khoản tiền 2,2 triệu bảng Anh (3,5 triệu USD) từ chính quyền Anh để dàn xếp vụ việc Anh phê chuẩn quyết định dẫn độ Al Saadi vào năm 2004 đến Libya, nơi anh bị giam giữ và tra tấn. Hiện vụ án của Belhaj vẫn đang tiếp tục.
Robert hannigan, giám đốc GCHQ, và trụ sở GCHQ ở Cheltenham
Cori Crider, Giám đốc Tổ chức Reprieve, tuyên bố: “Hiện nay đã rõ vụ việc các cơ quan tình báo Anh bí mật nghe lén những cuộc trao đổi giữa luật sư và thân chủ trong suốt nhiều năm. Và vấn đề là họ đã nghe lén bao nhiêu lần để tạo lợi thế cho họ, Các tài liệu tiết lộ chính sách theo dõi rõ những lỗ hổng của luật pháp. Thật ra, chính quyền đã gián điệp bao nhiêu vụ án nhằm có lợi cho họ ở toà án?”. Theo nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh David Davis, tính bí mật giữa luật sư và thân chủ là nền tảng của hệ thống pháp lý luôn được các cơ quan chính quyền tôn trọng. Ông Davis cho rằng, vụ án gián điệp luật sư của tình báo Anh là “vụ bê bối cấp thiết bị nghe lén hay một chiến dịch gián điệp luật sư của tội phạm bị phát hiện sẽ buộc phải huỷ bỏ ngay lập tức. Nhưng, các tài liệu mật mới được tiết lộ cho thấy nguyên tắc như thế không còn được tuân thủ một cách nghiêm ngặt nữa!" Theo luật sư Richard stein đại diện cho gia đình Belhaj: “Sau nhiều tháng chống đối, cuối cùng các cơ quan tình báo đã buộc phải tiết lộ các tài liệu trên. Chúng tôi có thể hiểu được tại sao họ miễn cưỡng tiết lộ các tài liệu trên. Chúng tôi hy vọng toà án tuyên bố với chính quyền rằng chính sách gián điệp như thế là hoàn toàn không thể chấp nhận được”. Rachel logan, cố vấn pháp lý cho Tổ chức nhân quyền Amnestly International, cũng lên án chính sách gián điệp luật sư và thân chủ của tình báo Anh.
Ở Mỹ, NSA cũng bị phát hiện có hành vi giám sát giới luật sư. Đầu năm 2014, NSA buộc phải lên tiếng trấn an giới luật sư rằng sẽ có sự bảo vệ tiếp đáng đối với những cuộc giao tiếp giữa luật sư và thân chủ trong các vụ án theo quy định của Quốc hội và Toà án Giám sát Tình báo nước ngoài. Trong khi đó ở Anh, sự giám sát mọi hoạt động của cơ quan ình báo lại lỏng lẻo hơn nhiều. RIPA – luật quy định về quyền hạn điều tra của Anh – ra đời năm 2000 cho phép các cơ quan tình báo giám sát mọi cuộc giao tiếp “ở nước ngoài”, và do đó RIPA cũng đe doạ quyền tự do ngôn luận và một phiên toà xét xử công bằng- theo Elizabeth Knight, Giamd đốc pháp lý Tổ chức nhân quyền Open Rights.