Bị cáo bị truy tố xét xử về tội “cố ý gây thương tích”. Cha mẹ nạn nhân không đồng ý, yêu cầu tòa phải xử bị cáo về tội “giết người”. Khi phiên tòa sơ thẩm phải hoãn đi hoãn lại hai lần, lần thứ nhất bị cáo bị “đau bụng”, lần tiếp theo với lý do phải giám định về mặt tâm thần, cha mẹ nạn nhân cho rằng bị cáo cố tình kéo dài thời gian và giả điên hòng trốn tội. Phiên tòa phúc thẩm do TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế xét xử diễn ra vào cuối tháng 4/2014. Ngay từ lúc bắt đầu, phiên tòa đã “nóng” vì “cãi vã” của hai gia đình nạn nhân và hung thủ.
Gia đình bị hại - bị cáo “tự xử” nhau ngay trước phiên xử
Câu chuyện đau lòng bắt đầu từ đêm định mệnh 14/12/2012. Khuya đó, Trung và Hữu cùng ăn uống tại một quán cháo vịt trước chợ Tây Lộc. Khi con đường phía trước đã ngái ngủ trong ánh đèn điện vàng vọt, cả hai mới rời quán nhưng chưa có ý định về nhà mà rủ nhau vào quán “nét” chơi. Hữu nói hết tiền nên rủ Trung chơi nợ. Trung không đồng ý. Hai bên lời qua tiếng lại. Trung nhặt một cây gậy gỗ bên đường đánh vào đầu Hữu, khiến nạn nhân ngã xuống đất bất tỉnh. Trung mới hoảng hồn kêu cứu, nhờ mọi người trợ giúp đưa Hữu đến bệnh viện.
Có lẽ, không cha mẹ nào muốn “vạch áo cho người xem lưng”, nhưng việc đứa con trai lang thang ngoài đường “thâu đêm suốt sáng” khiến ông Đoàn Văn Bảy (cha thủ phạm) phải phân trần: “Thằng Trung con tui và thằng Hữu đều lêu lổng như nhau. Cha mẹ nói không nghe lời. Tòa sơ thẩm xử như vậy (5 năm tù) gia đình tui không có ý kiến gì. Ban đầu cũng không có ý định kháng cáo. Nhưng thấy “bên kia” làm dữ quá, kháng cáo đòi tăng hình phạt đối với con tui, nên tui cũng phải “theo lao” kháng cáo xin giảm”. Theo cách nói của cha bị hại, bên đòi tăng, bên xin giảm, tòa sẽ “dung hòa” cả hai bên, giữ nguyên mức án 5 năm là “vừa đẹp”.
Nhiều người đến dự phiên tòa tỏ ra không đồng tình với cách “tính toán” của cha bị cáo, chỉ biết “chạy tội” cho con mà không nghĩ đến cảm giác đau khổ, mất mát thiệt thòi của những người cha người mẹ có con bị đánh chết. Cha bị cáo tiếp tục kể lể: “Là hàng xóm ở cạnh nhà nhau, nên tui và mẹ của Hữu thân nhau lắm. Thân từ lúc nhỏ. Lớn lên cô ấy làm nghề bán bún sáng, còn tui chạy xe thồ. Gia cảnh khó khăn đến nỗi không có tiền trả cho mối bỏ thịt nấu bún, nên cô ấy thường mượn tiền tui. Khi có tiền, tui đưa cô ấy mượn. Khi không có, tui chạy đi mượn giùm từ người khác. Đợi cô ấy bán xong gánh bún, tui lại lấy tiền đi trả cho người ta. Riết như vậy nên nhiều người đồn đoán tui và cô ấy có tình ý với nhau. Rồi tui lấy vợ. Cô ấy cũng lấy chồng. Chồng cô ấy về ở nhà vợ nên chúng tôi vẫn là hàng xóm. Vợ chồng cô ấy đãly hôn từ lâu nên con cái…”, ông bỏ giữa chừng câu nói. Ý ông nói do cha mẹ ly hôn, thiếu sự dạy bảo nên bị hại cũng chẳng ra gì?
Mẹ của Hữu tức khí: “Làm chi có chuyện tui chơi thân với hắn (cha bị cáo). Ai mà thèm chơi với hắn. Bịa đặt. Với lại, đồng ý con tui ham chơi. Nhưng nó không nghiện hút. Thằng đó (bị cáo) là con nghiện, hết trộm cắp lại gây gổ đánh nhau với tất cả mọi người trong xóm. Xóm tui ai cũng “hãi” kẻ nghiện coi trời bằng vung đó. Nhiều lần tui đãdặn con không được giao du với “thằng nghiện” kẻo có ngày mang họa. “Thằng đó” thì rủrê, còn con tui thì cả nể nên bây chừ rước cái họa mất mạng. Đãvậy, vợ chồng bác ruột của Trung là cán bộkiểm sát, nên hắn được “hiến kế” cho cách giả điên, hòng trốn tội. Nếu không mời luật sư vào cuộc, tui e vụ ni bị “chìm xuồng” rồi. Nếu như vậy, thành ra con tui chết oan à?”.
Có lẽ muốn trả đũa, nhưng nghĩmình đang “yếu thế”, nên cha bị cáo hạ giọng rất nhỏ nói trống không: “Thấy như người bình thường vậy (ám chỉ mẹ bị hại), chớ đang mang căn bệnh chết người gì đó. Đãmua đất nghĩa địa rồi đó! Hồi người ta mới biết bị bệnh, quán bún khách vắng teo. Người ta đâu dám ăn…”.
Vác hung khí đánh vào đầu mà vẫn không bị tội giết người
Chiếc “xe tù” đỗ xịch trong sân tòa. Bị cáo bị áp giải vào phòng xét xử. Cha mẹ và các cô dì chú bác của bị cáo vội vãchen đến cạnh con, cháu, tới tấp dúi đồăn thức uống vào tay. Mặc dù đang ở chốn công đường, ngồi ghế bị cáo, chuẩn bị ra trước vành móng ngựa, nhưng Đoàn Hữu Trung vẫn thể hiện mình là “ông trời con”, là “trung tâm của vũ trụ”, nhíu mày nhăn mặt, xua xua tay, giọng chỏng lỏn: “Không ăn, không uống mô. Ra mua cho tờ báo…”. Mấy người dì nháo nhác chia nhau đi lùng báo, để cha mẹ Trung ngồi lại với “cậu ấm” bởi tiếng chuông đãvang lên báo hiệu hội đồng xét xử bắt đầu làm việc.
Cha của nạn nhân bức xúc: “Vợ chồng bác ruột của bị cáo làm trong ngành kiểm sát, nên tôi nghi ngờ có sự bao che đối với bị cáo. Bị cáo đánh chết con tôi nhưng chỉ bị xử về tội “cốý gây thương tích” và chỉ bị “đánh khẽ” bằng 5 năm tù? Nếu xét xử kiểu như vậy thì xãhội loạn mất. Cứ “thẳng tay” tước đoạt mạng sống của người ta rồi chỉ phải đi tù vài năm là xong?”.
Vị đại diện viện kiểm sát cho rằng: “Mặc dù bị cáo là cháu đồng nghiệp chúng tôi thật, nhưng không vì thế mà chúng tôi bao che, dung túng. Chúng tôi đãxử lý theo đúng luật. Hành vi của bị cáo có dấu hiệu của tội “giết người”, nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử không chứng minh được mục đích, động cơ, nguyên nhân giết người. Do đó, bị cáo bị truy tốxét xử về tội “cốý gây thương tích dẫn đến chết người” là đúng”.
Từ những người tham dự phiên tòa vẫn có tiếng xì xào. Đồng ý là bị cáo không có động cơ giết người. Nhưng dùng hung khí nguy hiểm (đùi gỗ) đánh vào vùng nguy hiểm (đầu) thì pháp luật buộc người có hành vi phải nhận thức được điều đó có thể tước đoạt sinh mạng của người khác, và thường phải bị xét xử về tội giết người.
Sau quá trình thẩm vấn, tranh luận và nghị án, HĐXX đãtuyên bốbác kháng cáo đòi tăng hình phạt của cha mẹ bị hại, đồng thời bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo, y án sơ thẩm, phạt Trung 5 năm tù về tội “cốý gây thương tích”. Mọi người tham dự phiên tòa đãvề hết, cha mẹ bị hại vẫn còn đứng lặng thật lâu trên sân tòa vắng vẻ, đoạn mới ngậm ngùi, mỗi người dắt xe về mỗi hướng.
Bà mẹ xót thương cho đứa con trai vắn số (ảnh minh họa)
Mua sẵn mộ phần chờ ngày “theo” con
Buổi chiều sau phiên tòa, căn nhà trống tuềnh toàng của nạn nhân như càng thảm đạm hơn bởi người mẹ nằm bẹp trong căn buồng béxíu. Chị buồn bãthừa nhận, vì vợ chồng ly hôn, chị tất bật mưu sinh không “quản” được con nên Hữu mới sinh ra lêu lổng, giao du với bạn xấu. Nếu không phải ra phiên tòa vì cùng đại diện cho quyền lợi của đứa con đãthiệt mạng, thì có lẽ chị và chồng cũ chẳng bao giờ gặp lại nhau.
Chỉ tay lên bàn thờ đơn sơ đặt nơi góc gác lửng, có hai di ảnh của hai thanh niên trẻ trung, rầu rĩ: “Thằng Hữu và em trai hắn đó. Vợ chồng tui có 3 đứa con, khi ly hôn, tòa “chia” cho tui nuôi đứa em trai và cô em gái của Hữu. Còn Hữu “phần” ba hắn. Nhưng hắn ở không nổi với dì ghẻ (mẹ kế) nên về ở với tui. Một mình mà phải nuôi bốn miệng ăn, nên tui tối mắt tối mũi với việc kiếm tiền, đâu có quản con được. Hai thằng con trai lêu lổng. Năm trước, thằng em lấy chiếc xe máy của người khác chạy, rồi tự tông vào bức tường chết thảm. Tui đãđau khổ lắm rồi. Đúng một năm sau, Hữu lại bị đánh chết, thảm thiết như vậy đó, hỏi làm răng tui chịu nổi?”.
Người mẹ kể tiếp: “Chôn thằng anh cạnh mộđứa em xong, tui gần như “chạy trốn” rất hiếm khi lên mộ. Tui không thể nào chịu đựng được. Ngay cả thắp hương lên bàn thờ cho hai đứa, tui cũng tránh, để con gái làm. Cứ mỗi lần nhìn hai con, nghĩđến những cái chết thương tâm của chúng nó, tui lại khóc, lại đau ốm, không chịu đựng nổi. Mà tui thì phải giữ gìn sức khỏe để còn gắng sống thêm chừng 7 - 8 năm vừa lo cho đứa con gái út học hành đến nơi đến chốn, vừa “chống mắt” lên để thấy kết cục của kẻ giết người kia như thế nào. Hắn nghiện ma túy, ra tù rồi lại trộm cướp, lại tiếp tục giết người thôi”.
Hỏi còn chưa tới 50 tuổi, sao chị lại nghĩchỉ sống thêm chừng đó thời gian, người phụ nữ cho hay, chị đang mang bệnh hiểm nghèo trong người. Chị bộc bạch: “Tui cũng đãmua phần đất cho mình cạnh mộhai đứa con trai”. Với tay lấy tấm ảnh chân dung rất đẹp, chị tiếp lời: “Khi thằng Hữu bị đánh chết, lo đám tang cho con xong, tui liền đi chụp tấm hình ni”. Nghe tâm sự của chị, bất kỳ ai cũng rùng mình nghĩrằng, chị đang chuẩn bị cho một cái chết. Không chỉ mua sẵn một mộphần, chị còn cẩn thận chụp hình, để có thể đặt trên bàn thờ khi chẳng may “đi theo” các con trai xấu số. Ngậm ngùi nghĩ, nếu như cuộc hôn nhân không đổ vỡ, gia đình chị hạnh phúc, đầm ấm, các con chị có đầy đủcả cha lẫn mẹ, được cha mẹ quan tâm, uốn nắn kịp thời, thì hai thanh niên ấy có lẽ đãkhông sa vào lêu lổng, dẫn đến những kết cục đau lòng. Và người mẹ ấy cũng không đến nỗi phải mỏi mòn tính từng ngày mình sống.