Cho thấy chiếc Boeing 777 này đã bị một tên lửa BUK-M1 bắn rơi.
Tờ Novaya Gazeta cho rằng thông tin mật trên là từ bản báo cáo chính thức của các chuyên gia quân sự Nga điều tra về thảm kịch MH17, và nó sẽ được nộp lên cho ủy ban điều tra tai nạn của Hà Lan và quốc tế trong thời gian tới đây.
Từ trước tới nay, báo chí Nga luôn cho rằng MH17 đã bị một quả tên lửa không đối không phóng ra từ một chiến đấu cơ của Ukraine bắn rơi trên bầu trời miền đông nước này khiến toàn bộ 298 người thiệt mạng. Đây là lần đầu tiên một tờ báo Nga thừa nhận MH17 đã bị tên lửa phòng không BUK bắn rơi.
Tờ Novaya Gazeta cho rằng MH17 đã bị một tên lửa BUK bắn rơi. Ảnh minh họa
Bản báo cáo trên cho hay sau khi xem xét những thiệt hại đối với phần bên trong và bên ngoài của máy bay, góc độ của các mảnh vỡ xuyên vào máy bay cũng như “địa điểm phóng” giả định, các chuyên gia quân sự Nga tin rằng thủ phạm khiến MH17 gặp nạn là tên lửa phòng không BUK-M1 vốn được sử dụng rộng rãi ở miền đông Ukraine bởi cả hai phe.
Các chuyên gia này tin rằng quả tên lửa BUK trên được cố tình phóng lên “cắt ngang quỹ đạo của máy bay”, và “điều này chỉ xảy ra khi máy bay chính là mục tiêu của quả tên lửa”, báo cáo nhấn mạnh.
Tuy nhiên, bản báo cáo này cho rằng không phải phe ly khai ở miền đông Ukraine đã phóng lên quả tên lửa định mệnh khiến MH17 nổ tung trên không trung.
Theo đó, các chuyên gia Nga tin rằng quả tên lửa đã được phóng lên ở gần thị trấn Zaroshchenske thuộc vùng Donetsk, vốn thuộc quyền kiểm soát của quân đội chính phủ vào thời điểm MH17 gặp nạn. Báo cáo này cũng dẫn các thông tin tình báo trên không của Nga xác nhận quân đội Ukraine có các đơn vị tên lửa BUK ở thị trấn trên vào thời điểm MH17 gặp nạn.
Từ trước tới nay nhiều báo Nga cho rằng MH17 đã bị một chiến đấu cơ Ukraine phóng tên lửa bắn hạ
Bản báo cáo này cũng bác bỏ những thông tin lan truyền trên Internet rằng quả tên lửa trên được phóng lên từ thị trấn Snizhne do phe ly khai kiểm soát. Báo cáo nhấn mạnh: “Không một điểm phóng nào khác ngoài Zaroshchenske có thể lý giải được góc độ đâm xuyên và mức độ phá hủy mà quả tên lửa gây ra cho máy bay”.
Mặc dù bản báo cáo này không hề quy trách nhiệm cho phía Ukraine trong thảm kịch MH17, nhưng với việc bác bỏ thông tin phe ly khai phóng tên lửa, bản báo cáo khiến người ta hiểu rằng chỉ có quân đội Ukraine đang sở hữu tên lửa BUK là “thủ phạm”.
Tuy nhiên, hai chuyên gia phân tích quân sự độc lập của Nga là Pavel Felgenhauer và Vadim Lukashevich lại tỏ ra nghi ngờ tính xác thực của bản báo cáo mật trên, bởi nó không chỉ rõ là do cơ quan nào phát hành, và tên tuổi của nguồn tin cũng không được tiết lộ.
Trả lời phỏng vấn BBC, ông Sergey Sokolov, phó tổng biên tập tờ Novaya Gazeta nói rằng ông không biết tên của các chuyên gia quân sự đã thực hiện bản báo cáo này, nhưng ông đã từng làm việc với công ty của họ.
Một phần xác MH17 được đưa lên xe tải
Ông Sokolov cũng nhấn mạnh rằng tờ Novaya Gazeta chỉ được tiếp cận với bản báo cáo mật trên trong tình trạng “vô danh”, và họ nhận thấy mình phải có nghĩa vụ công bố thông tin đó với đông đảo người đọc.
Chiếc máy bay MH17 chở theo 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn đã gặp nạn ở miền đông Ukraine vào ngày 17.7 năm ngoái khi đang trên đường từ Amsterdam trở về Kuala Lumpur (Malaysia).
Hiện các điều tra viên của Hà Lan đã chính thức chấm dứt nhiệm vụ tìm kiếm thi thể nạn nhân đầy khó khăn, sau khi phát hiện thi thể cuối cùng hồi cuối tuần qua, 290 ngày sau khi xảy ra thảm kịch. Báo cáo cuối cùng về cuộc điều tra vụ tai nạn hàng không này vẫn chưa được phía Hà Lan công bố.