1. Tránh để bé gần những hóa chất mạnh và môi trường ô nhiễm
Trẻ sơ sinh có đôi mắt với tầm nhìn rất hạn chế, không tiếp xúc được với ánh sáng quá xa. Vì vậy, các điều kiện ngoài môi trường có thể tác động làm cản trở sự phát triển về thị lực của trẻ cũng như các sự cố về mắt.
Bố mẹ nên tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói bụi, nơi ô nhiễm môi trường, nơi chứa nhiều hóa chất độc hại.
2. Giữ đôi mắt bé luôn sạch sẽ
Trong những tháng đầu tiên, các mẹ có thể nhận thấy một màu vàng nhẹ tiết ra từ khóe mắt của trẻ sơ sinh. Vì vậy, các mẹ hãy làm sạch mắt cho bé bằng bông gạc nhúng nước ấm. Không được chà vào mắt bé bằng khăn giấy hoặc khăn ẩm.
Mẹ nên dùng bông gạc nhúng nước ấm để lau mắt cho trẻ (Ảnh minh họa)
3. Hãy thận trọng với những vật bạn trao cho trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường chưa giữ được các vật dụng chặt trong tay và chưa ý thức được những nguy hại từ những đồ dùng đang nắm. Vì vậy hãy để bé tránh xa các vật dụng như bút mực, bút chì, dao, dĩa…
4. Kiểm tra mắt cho trẻ
Nếu bạn cảm thấy con nheo nhắt quá nhiều lần trong những tháng đầu đời thì hãy đưa con đến bác sĩ khám mắt, nhằm phát hiện những bệnh về mắt sớm để chữa trị kịp thời.
5. Tránh để những loại mỹ phẩm trước mắt trẻ
Có nhiều bà mẹ sơ ý để mỹ phẩm gần chỗ con đang chơi. Điều này khiến bé vô tình cầm phải đưa lên miệng cắn hoặc dùng tay bôi mỹ phẩm lên mắt. Điều này vô cùng nguy hiểm mà các mẹ cần lưu ý.
Tránh để cho trẻ chơi mỹ phẩm rồi bôi lên mắt (Ảnh minh họa)
6. Kích thích thị giác cho trẻ
Khi mắt các bé bắt đầu biết thu thập dữ liệu, hãy sử dụng những màu sắc sặc sỡ của đồ chơi để thu hút sự chú ý của các bé. Điều này không những kích thích thị giác mà còn giúp bé linh hoạt hơn trong việc phối hợp giữa tay và mắt.
7. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh
Để trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh, các mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa các loại vitamin A, C và E cũng như khoáng chất cần thiết. Cũng giống như da, mắt có thể bị hủy hoại nếu thiếu vitamin. Các loại vitamin thường được tìm thấy trong những thực phẩm như cà rốt, khoai lang, cá hồi, rau bina, bông cải xanh, hạnh nhân, sữa chua, trứng...
Cà rốt là một trong những thực phẩm tốt cho mắt (Ảnh minh họa)
8. Bé sinh ra sớm cũng có nguy cơ cao về các bệnh về mắt
Nếu bé của bạn được sinh ra sớm hơn hoặc sinh non thì nguy cơ bị các bệnh về mắt cũng cao hơn. Vì vậy, cần kiểm tra mắt lúc bé mới được 1 tháng tuổi để xem bé có vấn đề về võng mạc hay không?
Sau đó đến tháng thứ 6 hoặc tháng thứ 8 hãy kiểm tra xem mắt bé có vấn đề gì hay không? Ngoài ra theo tiến sĩ Chahhablani cho biết: “Những chấn thương mạnh ở vùng bụng của mẹ trong giai đoạn phôi thai cũng có thể dẫn đến suy giảm thị lực của trẻ lúc sinh ra”.