6 nhóm thực phẩm không lành mạnh dễ gây ngộ độc thực phẩm

Ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra tại bất kỳ điểm nào trong quá trình chế biến, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Thông thường, nếu ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể được tự xử lý tại nhà. Nhưng nếu trong một số trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, nhất thiết phải được đưa đến bệnh viện để xử lý vì có thể đe dọa tình mạng. Ngộ độc thực phẩm có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em thường có nguy cơ cao hơn do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện.

Mức độ ảnh hưởng và mức nguy hiểm của ngộ độc thực phẩm thường tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngộ độc, tình trạng sức khỏe và tuổi tác của người bị ngộ độc.

Điều quan trọng nhất mà bất cứ ai cũng nên làm là đề phòng để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh không có nghĩa là bạn không có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. 


Có một số yếu tố khách quan cũng có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm như sau:

Thực phẩm không hợp vệ sinh

Các loại thực phẩm được chế biến hoặc bảo quản không hợp vệ sinh trong khu vực có thể được coi là nguyên nhân phổ biến nhất đối với ngộ độc thực phẩm vì lượng vi trùng trong thực phẩm sinh sôi rất nhanh. Vi trùng có thể lây lan từ chính tay người chế biến thực phẩm sang thực phẩm, do đó, chuyện vệ sinh của người xử lý thực phẩm cũng rất quan trọng.

Thực phẩm chưa rửa 

Ngày nay, rất nhiều loại rau được trồng ở khu vực ô nhiễm hoặc được tưới bón với thuốc trừ sâu, các hóa chất tăng trưởng gây hại khác... Tất cả những hóa chất, chất kích thích hay ô nhiễm này hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do đó, nếu không rửa cẩn thận và sạch sẽ trước khi ăn sẽ dẫn đến ngộ độc thức ăn.

Thực phẩm đã hết hạn sử dụng

Kiểm tra ngày hết hạn của tất cả các mặt hàng thực phẩm là điều mà bạn không bao giờ được quên. Thực phẩm hết hạn sử dụng đồng nghĩa với việc nó không còn an toàn, không được bảo vệ nữa, các vi khuẩn có thể phát triển nhanh trong thực phẩm, khi con người ăn phải sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Thực phẩm nấu chưa chín

Nhiều loại thực phẩm như trứng và thịt gia cầm, thịt bò... cần được nấu chín để tránh nhiễm vi khuẩn salmonella khi ăn. Loại vi khuẩn này thường sống trong các loại thực phẩm sống và nếu vào cơ thể sẽ các bệnh về tiêu hóa nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người.

Thực phẩm đóng gói không đúng cách

Đóng gói các loại thực phẩm không đúng cách là một trong những lý do tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, làm hỏng thực phẩm và gây ra các bệnh nhiễm trùng như ngộ độc thực phẩm. 

Các loại thực phẩm đóng hộp sau khi mở hộp cần được sử dụng hết luôn hoặc không để quá lâu vì như vậy sẽ giúp vi khuẩn có hại phát triển nhiều hơn.

Thực phẩm được lưu trữ không đúng cách

Mỗi thực phẩm cần được lưu trữ theo các khác nhau phụ thuộc vào chất liệu và bản thân thực phẩm đó. Nếu bảo quản, lưu trữ không đúng cách, thực phẩm dễ bị ôi thiu, thối, héo... làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại. Điều này sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm khi tiêu thụ.