Bữa sáng ăn quá nhanh, nguy cơ mắc ung thư cao
Các chuyên gia chỉ ra rằng, ảnh hưởng trực tiếp của việc ăn quá nhanh là khả năng tiêu hóa không tốt, nguy cơ béo phì tăng gấp đôi. Nhai không kỹ, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, xác suất bị bệnh trào ngược thực quản cũng tăng lên nhiều, hơn nữa ăn quá nhanh không thể kích thích hoạt động của não, người sẽ trở nên trì trệ.
Ngoài ra, nhiều người không quản thức ăn còn nóng bỏng đã vội vàng cho vào miệng. Thói quen này về lâu dài có thể gây ung thư cuống họng và nhiều loại bệnh đường tiêu hóa khác.
Vì vậy, bạn nên ăn chậm nhai kỹ, không những có thể giúp thức ăn tiêu hóa tốt, mà cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Bữa sáng ăn quá sớm, gây tổn hại chức năng dạ dày
Theo Health.sina, nhiều người có thói quen buổi sáng 5-6h dậy rồi ăn sáng luôn, họ cho rằng như vậy có thể kịp thời bổ sung năng lượng cơ thể cần thiết, nhưng bữa sáng ăn quá sớm có khả năng làm tổn thương dạ dày.
Trong quá trình ngủ vào ban đêm, phần lớn các cơ quan trên cơ thể người đều được nghỉ ngơi, nhưng cơ quan tiêu hóa do cần tiêu hóa hấp thụ thức ăn của bữa tối, thông thường đến lúc sáng sớm mới thực sự đi vào trạng thái nghỉ ngơi, nếu bữa sáng ăn quá sớm, sẽ ảnh hưởng đến quá trình này.
Lời khuyên của các chuyên gia là nên sắp xếp ăn sáng trong khoảng 6h30 đến 8h30, ăn trong vòng 15-20 phút, tạo thói quen làm việc nghỉ ngơi có quy luật.
Hậu quả vì dinh dưỡng bữa sáng không cân đối
Nếu bữa sáng đơn nhất một món, chỉ ăn sữa, hoặc hoa quả, có thể khiến lượng đường trong máu thấp, không thể kịp thời cung cấp đầy đủ năng lượng cho não, dễ xuất hiện các vấn đề như hồi hộp, mệt mỏi mất sức, khả năng tập trung kém, làm suy giảm nghiêm trọng hiệu suất làm việc và học tập. Dinh dưỡng đơn nhất dẫn tới cơ thể thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Bữa sáng ăn thịnh soạn giúp lượng đường và mỡ trong máu được kiểm soát tốt, hiệu quả giảm béo cũng càng rõ rệt. Nhưng bữa sáng quá nhiều dinh dưỡng với thực phẩm giàu protein, calo, mỡ như hamburger, thực phẩm chiên rán lại chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn tới béo phì.
Năng lượng hấp thụ trong bữa sáng nên chiếm 25-30% tổng năng lượng cần trong ngày. Các chuyên gia khuyên, một bữa sáng chất lượng cao nên phối hợp dinh dưỡng theo nguyên tắc “cần 4 bỏ 2”, có nghĩa là cần bao gồm món ăn chính chứa tinh bột; thực phẩm từ sữa, trứng, đậu giàu protein; có rau quả; một thìa hạt như óc chó, hạnh nhân; không ăn thực phẩm dầu mỡ; đồ nướng hoặc xông khói.
Môi trường ăn sáng kém, nguy hại tiềm ẩn
Nhiều nhân viên công sở có thói quen vừa đi vừa ăn, nhưng hành vi này khiến bạn “rước bệnh vào người từ miệng”, khiến dạ dày khó chịu, ảnh hưởng đến tiêu hoá bình thường, cuối cùng dẫn tới viêm, thậm chí sa dạ dày. Tiêu hoá không tốt còn tăng nguy cơ béo phì. Mua bữa sáng ngoài đường cũng khó đảm bảo vệ sinh, vì trong bụi bẩn, khói xe và túi nilon chứa nhiều thành phần có hại.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tự làm bữa sáng, ăn tại nhà hoặc một nơi cố định khác. Nếu thực sự không có điều kiện, bạn phải mua tại các tiệm ăn đảm bảo vệ sinh, tin cậy.
Bữa sáng sử dụng thức ăn thừa
Nhiều người để tiết kiệm công sức và thời gian, chuẩn bị trước bữa sáng của ngày hôm sau. Nhưng thức ăn sau khi để qua đêm, đặc biệt là rau, có thể sản sinh nitrite (một chất gây ung thư), cực kỳ nguy hại đối với sức khoẻ.
Vì vậy, bữa sáng nên cố gắng ăn đồ ăn tươi mới, đối với các thức ăn thừa, nhất định phải bảo quản tốt để tránh biến chất, đồ ăn lấy trong tủ lạnh ra phải hâm nóng hoàn toàn. Để rút ngắn thời gian, bạn có thể chế biến sơ qua thức ăn từ trước.