20 điều ít biết về những thảm họa hạt nhân kinh hoàng trong lịch sử

Sau thảm họa từ các vụ nổ của nhà máy điện hạt nhân là một loạt những hậu quả nặng nề khó có thể giải quyết trong nhiều thập kỷ. Môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng.

Dưới đây là 20 điều về những thảm họa hạt nhân trên thế giới khiến không ít người sửng sốt.

1. Vụ Chernobyl xảy ra vào năm 1986 ở Ukraine được cho là tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Theo ước tính sự việc đã làm ô nhiễm phóng xạ cả một diện tích lên đến 38.850 km vuông ở nhiều quốc gia khác nhau trong suốt thời gian 300 năm.

2. Chỉ một thời gian ngắn sau vụ tai nạn, các lá kim trong rừng thông thuộc khu vực 38.850 km vuông xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl chuyển sang màu đỏ. Các loại cây gỗ hiện nay trông như những bụi rậm xơ xác và không có thân giữa.

3. Các nhà khoa học nghiên cứu chim nhạn bụng trắng ở gần Chernobyl từ năm 1991 đến 2006 phát hiện thấy 11 loại dị thường như mỏ bị biến dạng và lông vũ không còn như xưa.

4. Não của 48 loài chim sống xung quanh Chernobyl nhỏ hơn trung bình 5% vì mức oxy hóa cao do bức xạ gây ra, có khả năng làm giảm hoạt động nhận thức.

5. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp đo mức độ bức xạ trung bình xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản sau vụ tai nạn xảy ra năm 2011 chính xác hơn so với hậu thảm họa tại Chernobyl. 

6. Sáu tháng sau tai nạn Fukushima, 28% số bướm cỏ xanh trong khu vực bị đột biến như họa tiết trên cánh biến đổi, râu và chân dị thường. 

7. Trong một nghiên cứu đầu tiên tiến hành vào năm 2012 về sự bức xạ trên các loài động vật linh trưởng hoang dã, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các loài khỉ sinh sống ở gần Fukushima có số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu thấp hơn so với các con cùng loài ở những vùng đất khác của Nhật Bản.

8. Tai nạn hạt nhân không hẳn đã gây hại với tất cả các loài. Loài nấm Melanized do chứa chất melanin đã giúp nó biến đổi bức xạ gamma thành năng lượng. 

9. Các con nhện ở khu vực Fukushima dường như được hưởng lợi sau vụ tai nạn. Số lượng của chúng tăng lên. Lý do được đưa ra là do bức xạ làm chậm chân con mồi và nhờ vậy chúng săn bắt dễ dàng hơn.

10. Các nhà khoa học dự đoán rằng các ngư dân đánh bắt cá ngừ Thái Bình Dương ở Nhật Bản và bang California, Mĩ phải đối mặt với những rủi ro nhỏ từ bức xạ của tai nạn Fukushima. Theo ước tính cứ 10 triệu người thì có 2 người có khả năng chết vì ung thư do nhiễm xạ.

11. Sau vụ Chernobyl, chính phủ Thụy Điển ban hành đạo luật đặc biệt về mức độ nhiễm xạ cho phép trong thịt tuần lộc mà người Sami nuôi và sử dụng. Hàm lượng được phép là 1.500 becquerel/kg, gấp 5 lần hàm lượng cho phép đối với phần lớn dân cư.

12. Đến năm 1987, mặc dù được luật bảo hộ, nhưng 29% lượng thịt tuần lộc nhiễm xạ ở xứ Sami, Thụy Điển vẫn bị xem là không an toàn và bị thiêu hủy.

Hình ảnh nhà máy hạt nhân Chernobyl vào tháng 5/1986

13. Người Ukraine cũng quan ngại về thịt nhiễm xạ sau vụ Chernobyl. Chỉ vài ngày sau vụ tai nạn họ đã thiêu hủy 15.000 con bò bị nghi nhiễm xạ.

14. Cuba đã nhận 60% nguồn thực phẩm từ Liên Xô cũ. Một số người tin rằng bức xạ từ Chernobyl đã làm biến đổi tỉ lệ sinh đẻ ở Cuba. Sau hàng thập kỉ tỉ lệ này khá đều đặn, thì tỉ lệ sinh bé trai ở Cuba đã tăng vọt sau vụ tai nạn, cao nhất là vào năm 1996 với 118 bé trai/100 bé gái.

15. Do lo sợ nhiễm xạ từ vụ Chernobyl, nước Anh vẫn kiểm tra những chú cừu chăn thả ở những vùng cao nguyên cho đến năm 2012.

16. Sản phẩm chúng ta dành cho thú cưng cũng có tác dụng bảo vệ chúng ta khi các tai nạn hạt nhân xảy ra. Giỏ nuôi mèo thường được sử dụng để hấp thụ và cân bằng các chất phóng xạ dễ bay hơi chứa trong các kho chất thải hạt nhân.

17. Năm 2013, một kho chứa chất thải hạt nhân ở bang New Mexico, Mĩ đã thay đổi loại giỏ nuôi mèo dùng trong các thùng chứa. Một phản ứng hóa học ngoài ý muốn đã xảy ra làm thùng bị vỡ và rò rỉ bức xạ.

18. Năm 2010, một sự cố hạt nhân bất thường khác xảy ra ở Mayapuri, Ấn Độ. Các công nhân trượt ngã vào thùng chứa phóng xạ coban-60 còn sót lại trong thiết bị nghiên cứu.

Tám công nhân nhập viên vì nhiễm độc phóng xạ, trong đó một người tử vong vì bị phơi nhiễm phóng xạ.

19. Một trong các công nhân trên đã mang mảnh đồng vị đi nhiều nơi trong vài ngày liền mà không nhận thức được sự nguy hiểm cận kề.

20. Những người sống sót sau các vụ tai nạn hạt nhân thường có chung một tâm lí là bệnh lo lắng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cư dân sinh sống gần đảo Three Mile ở bang Pennsylvania, Mĩ có biểu hiện căng thẳng ở mức cao hơn và kéo dài hơn sau vụ tai nạn của nhà máy hạt nhân năm 1979.