Top 10 trường kinh doanh tìm việc dễ, thu nhập cao Bí quyết tìm thấy niềm đam mê công việc Chuyên gia "săn đầu người" bật mí bí quyết tìm việc hiệu quả
1. Thay thế các mục tiêu cũ
Theo Laurie Berenson - chuyện gia về CV và là nhà sáng lập Sterling Career Concepts LLC, bạn nên thay thế các mục tiêu nghề nghiệp ở phần đầu CV, đưa vào đó những mục tiêu mới, chưa nhiều giá trị hơn cho các nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp bạn đưa ra nên phù hợp với mục tiêu lâu dài của công ty - (Ảnh minh họa)
2. Kết nối mạng lưới quan hệ của bạn
Kết nối lại tất cả các mối quan hệ, đồng nghiệp cũ, người quen cũ hay những người mới quen cũng vậy. Những ai mà chưa liên hệ trong vòng 1 tháng trở lại đây, hãy nhanh chóng nhấc điện thoại hoặc gửi mail cho họ, để họ biết rằng bạn đang tìm kiếm việc làm - Brenson khuyên.
3. Cập nhật hồ sơ trên mạng xã hội
Bạn cần làm điều này vì hai lý do. Thứ nhất là để giữ cho hồ sơ luôn mới, thứ hai là trạng thái của bạn trên mạng xã hội luôn được cập nhật. Rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay tìm nhân sự dưa vào mạng xã hội. Vì thế, đây sẽ là một lợi thế nếu như bạn biết cách tận dụng.
4. Nghiên cứu kỹ về công ty
Bạn định nộp hồ sơ vào đâu, điều đầu tiên bạn cần làm là nghiên cứu kỹ về họ. Theo Natasha RW Eldridge - đối tác và là giám đốc nguồn nhân lực của Eldridge Overton Educational Programs.
5. Chuyên nghiệp hộp thư thoại
Hãy bỏ những bản nhạc chuông trẻ con, nhí nhố và những dòng thư thoại ngớ ngẩn bởi rất nhiều nhà tuyển dụng phàn nàn về điều này. Thậm chí, Eldredge còn khẳng định: "Tôi sẽ không để lại lời nhắn trên hộp thư thoại nếu ứng viên có những bản nhạc chói tai bởi điều đó khiến tôi có cảm giác, tìm kiếm việc làm với họ không phải là vấn đề quan trọng".
6. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
Phỏng vấn là khâu cực kỳ quan trọng quyết định bạn có được vào làm việc hay không, vì vậy, phải chuẩn bị chu đáo. Tốt hơn hết là bạn nên lập danh sách các câu hỏi mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng sẽ hỏi đến. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị câu trả lời cho một vài câu hỏi hóc búa để nếu bị hỏi, bạn không phải lúng túng.
7. Tham gia các hiệp hội ngành nghề
Các hiệp hội ngành nghề là nơi cung cấp cho bạn nhiều thông tin về việc làm cũng như đưa bạn đến với nhiều mối quan hệ làm ăn mới. Vì vậy, đừng chủ quan bỏ qua mà hãy tham gia ngay khi có cơ hội tiếp cận các hiệp hội này.
8. Làm sạch và làm mới CV
Bỏ bớt những kinh nghiệm không phù hợp, bổ sung theo hướng những điều cần cho nhà tuyển dụng. Đừng bao giờ đưa bản CV cũ rích, trong đó có nhiều điểm chẳng liên quan gì đến nhà tuyển dụng hiện tại.
Đọc kỹ lại hồ sơ trước khi nộp - (Ảnh minh họa)
9. Đọc kỹ lại hồ sơ
Bạn gửi hồ sơ nhiều nơi, có hồ sơ giấy gửi trực tiếp, có hồ sơ trên mạng xã hội, hồ sơ qua email... nhưng điều quan trọng là trước khi gửi, bạn cần đọc thật kỹ xem còn thiếu điều gì quan trọng nữa không và loại bỏ bớt những thông tin không cần thiết. Hơn nữa, việc đọc kỹ lại sẽ giúp bạn tránh những lỗi không đáng có, từ lỗi diễn đạt, lỗi đánh máy... Đó là những hạt sạn nhỏ nhưng vẫn khiến nhà tuyển dụng khó chịu, thậm chí có thể đánh trượt bạn ngay từ vòng hồ sơ
10. Tổ chức tốt thông tin
Bạn nên tạo một danh sách tổng thể những công việc bạn đã ứng tuyển, trong đó có cả phần mô tả công việc, tên công ty, số điện thoại, địa chỉ liên lạc và cả tiến độ xin việc đến đâu. Việc làm này giúp bạn dễ theo dõi tình trạng các công ty đã ứng tuyển và nhanh chóng đưa ra câu trả lời khi nhà tuyển dụng gọi đến.