Hồ Thị Hiền Lương (Đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh)
Ảnh minh họa
Trả lời: Điều 358 Bộ Luật Dân sự, quy định: Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Do đó, nếu không có thoả thuận khác thì trong trường hợp Công ty địa ốc S không thực hiện đúng giao kết đặt cọc thì họ có nghĩa vụ trả lại cho bà số tiền đặt cọc là 30 triệu đồng, cộng với khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc (30 triệu đồng). Về phần bà, nếu không muốn mất cọc theo quy định và vẫn muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng nền đất trên thì bà cần chấp nhận đợi đến thời điểm Công ty địa ốc S chính thức ký hợp đồng.
Luật gia Nguyễn Văn Khôi (Trung tâm Tư vấn pháp luật tại Tp. Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Luật gia Việt Nam)