Mới đây, trên trang cá nhân của bạn có nickname Thỏ Bun chia sẻ hình ảnh em bé 9 ngày tuổi và câu chuyện "trốn thoát" khỏi chùa Bồ Đề (Hà Nội) đã khiến cho cộng đồng mạng xôn xao, bức xúc.
Thái Thùy Linh chia sẻ hình ảnh em bé bị sư chùa Bồ Đề bỏ rơi
Theo như chia sẻ của Thỏ Bun, em bé được sinh ra và sau đó thì được chính mẹ đẻ đem để lại nơi cửa Phật. Tuy nhiên, sau khi các sư thầy ở chùa Bồ Đề nhận nuôi bé được vài ngày thì phát hiện ra đứa trẻ này bị thoát vị não và hẹp hộp sọ. Sư thầy chùa Bồ Đề đã đưa em bé đến bệnh viện rồi bỏ rơi ở đây, không chăm sóc, nuôi nấng.
"Con được sinh ra bởi một người mẹ bất hạnh, chẳng hiểu vì lỗi lầm gì mà không thể nuôi dưỡng con, đành cam tâm vứt bỏ. Nhưng mẹ con tin tưởng vào nơi cửa Phật, đã mang con để trước cửa chùa Bồ Đề( mà đến bây giờ mẹ cũng không biết sự việc đem con bỏ cửa chùa được kể nó thật đến đâu ?). Các vị sự thầy trong chùa đặt tên con là Kiều Hương Anh( tất cả bé gái trong chùa Bồ Đề đều được đặt tên mang họ Kiều ), họ đem con về nuôi được vài ngày thì hoảng sợ vì con bị thoát vị não và hẹp hộp sọ, tức là hộp sọ con quá nhỏ để chứ đựng bộ não nên nó bị đẩy ra ngoài, họ đưa con vào viện trong khoảng đầu tháng 7.
Các vị sư thầy đáng kính quấn trên người con chiếc khăn màu đỏ, để lại đó 1 chiếc chậu và 1 chiếc khăn mặt dưới gậm giường cùng vài bộ quần áo cũ nát, đặt con lại giường bệnh, nói với điều dưỡng là ra ngoài mua mấy thứ rồi không bao giờ trở lại . Con ở đó, chấp nhận số phận bị bỏ rơi lần thứ hai , bởi tay những người nhân từ khoác lên mình bộ áo nâu miệng tụng những từ nam mô mà không hiểu tâm họ có nhận thức được nó ?"
Sau khi bị bỏ rơi, Kiều Hương Anh đã được bạn Thỏ Bun và mọi người giúp đỡ. Cô bé đã vượt qua ca mổ khó khăn để giành giật sự sống. Điều khiến mọi người bức xúc đó là khi em bé vừa khỏe mạnh trở lại thì những sư thầy "vô tâm" kia bất ngờ trở lại để đưa đứa trẻ về lại chùa.
Các sư thầy khi đến nhận lại đứa trẻ đã ngụy biện mọi lỗi lầm và chối bỏ rằng mình không "vứt bỏ" đứa trẻ này.: "Họ chối bỏ mọi sự việc đã qua, mọi lỗi lầm đã từng.
Họ nói lúc con được đặt trước cửa chùa, sư trụ trì đang đi Công Tác Nước Ngoài, nên không nắm rõ được sự việc, có cô phật tử thấy con bị bỏ rơi nên đón vào chùa, tự đặt tên cho con mà không báo với sư cụ, thấy con ốm rồi đưa con vào viện mà QUÊN không báo lại. QUÊN sự tồn tại của một đứa trẻ chỉ mới vài ngày tuổi ? Hỏi nhân đức ở đâu ?" .
Lời chia sẻ của bạn Thỏ Bun đã khiến cho cộng đồng mạng khá bức xúc. Hoa hậu Ngọc Hân cũng đã thốt lên trên trang cá nhân của mình: "Chùa Bồ Đề thế này đây! Những ai đã từng đên đây và cbi có ý định đến đây từ thiện thì nên xem lại và đọc bài này!".
Hoa hậu Ngọc Hân cũng lên tiếng...
Ca sĩ Thái Thùy Linh cũng bức xúc: "Lần thứ 2, tôi mong những ai biết về chùa Bồ Đề xin hãy lên tiếng!".
Sau lời chia sẻ của bạn Thỏ Bun, cộng đồng mạng bao gồm những người đã từng đến chùa Bồ Đề đã lên tiếng về những vấn đề của ngôi chùa này. Nhiều ý kiến cho rằng chùa Bồ Đề không chăm sóc những đứa trẻ bị bỏ rơi và họ sử dụng những đứa trẻ này để "xin" tiền công đức của Phật tử khắp nơi.
Bạn có nickname Tâm Mai chia sẻ: "Khi còn là sinh viên mình cũng từng đi tình nguyện ở chùa này rồi, nói chung thấy các em bé rất tội, ở bẩn, nhem nhuốc, ốm sốt, ghẻ lở.. thì cứ khóc thôi, chả ai dỗ. Thấy có anh chị thanh niên tới, bọn trẻ con bám riết, ko cho về, ôm lấy mình như thèm tình thương lắm. Lúc đó chỉ nghĩ, chắc nhiều trẻ em quá nên nhà chùa ko thể lo lắng hết đc. Càng về sau càng bất ngờ..."
"Ở nơi này tất cả phải tuân thủ theo một mệnh lệnh là phải để cho binh trẻ sống chật chội,bẩn thỉu nhem nhuốc như vậy để mọi người nhìn vào thấy tội nghiệp mới cho nhiều. Một số nhóm từ thiện là bạn bè người quen của mình thậm chí mạnh về tài chính và cơ sở vật chất muốn chia sẻ bằng cách nhận một số con về cơ sở của họ để cưu mang đều bị Sư thầy từ chối. Có thể lý giải rất dễ dàng thực trạng này là khi đến Chùa thăm tụi nhỏ cứ quấn chặt lấy các cô bác không muốn rời,ánh mắt thì lúc nào cũng buồn rười rượi,thương lắm..." - Bạn có nickname Minh van Ha chia sẻ.
Rất nhiều người đã lên tiếng đồng tình với quan điểm của Thỏ Bun và Thái Thùy Linh
Bạn Julie Tu Dinh bức xúc: "Thật buồn nhưng điều này lại là sự thật! Cách đây 6 năm em có chuyến từ thiện cùng bạn bè sang chùa Bồ Đề, khi sang bọn em mua bánh, sữa, quần áo..nói chung là vật dụng cho các cháu chứ ko góp tiền ( ngày ấy vừa ra trường còn nghèo lắm ạ ), vào đến nơi muốn gặp sư trụ trì mấy sư thầy cứ nhăn nhó tỏ vẻ khó chịu ( rất trịch thượng ).
Sau vào thăm các cháu và có ở đó cả buổi chơi với các cháu thì hỡi ôi, bữa ăn của các cháu em nhớ như in bát cơm chan nước với lèo tèo mấy "vụn" thịt băm không thể cầm nổi nước mắt luôn chị ạ. Các cháu đứa nào cũng nhem nhuốc mũi dãi rất bẩn, nói chuyện thì rất vô phép ( cái này là do người lớn ko dạy bảo ), mấy chị được gọi là "mẹ" lân la một lát là kể hết, có chị còn nói thẳng: lần sau bọn em đừng mang đồ dùng, nhà chùa chỉ thích lấy tiền thôi, mà tốt nhất em thấy cháu nào dễ thương cứ nhận nuôi và chu cấp cho cháu đấy, đừng nộp chi phí qua nhà chùa em ah!
Thật sự cần lắm những nơi để cho các cháu được tiếp tục làm người nhưng xin đừng buôn bán nổi khổ, sinh mạng của các cháu để kiếm lời, tội lỗi lắm, a di đà phật!."
Việc ca sĩ Thái Thùy Linh công khai lên tiếng về nạn "sư giả" đang khiến cộng đồng Phật tử và cộng đồng mạng xôn xao. Tuy nhiên, đây là vấn nạn hoàn toàn có thực và cần phải lên tiếng. Nhiều người đã ủng hộ nữ ca sĩ trong sự việc lần này, trong đó có các Phật tử khác.
Thầy Triệu Thế Việt - Tiến sỹ Nghệ thuật học, nhà nghiên cứu về Phật học, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phát biểu ý kiến:
"Tôi đồng tình với Thái Thuỳ Linh. Sự sa đoạ cùng cùng của những kẻ mặc áo của Đức Thích Ca đã xúc phạm nghiêm trọng đến đạo Phật Việt Nam. Một tôn giáo đã đi cùng lịch sử dân tộc. Tôi là giảng sư của trường Phật giáo Hà Nội và cũng muốn từ bỏ không dạy nữa. Các học trò tôi không phải là con cháu của Thế Tôn. Không tồn tại giáo lý ở đây. Thái độ, tư cách, đạo đức là những khái niệm không có thực với họ. Tôi hằng tôn kính các vị Chân tu và yêu kính giáo lý Đạo Phật".
Thầy Triệu Thế Việt - Tiến sỹ Nghệ thuật học, nhà nghiên cứu về Phật học, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn