Trung đoàn không quân 923 (mật danh Đoàn Yên Thế) được thành lập ngày 4/8/1965. Đây là trung đoàn không quân tiêm kích thứ 2 của Không quân Nhân dân Việt Nam ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nhiệm vụ giả định của chiến đấu cơ này là tập kích đường không, làm tê liệt hệ thống chỉ huy của địch.
Trung đoàn Không quân 923 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) ở sân bay quân sự Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) đang tiếp quản và sử dụng lô máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 - chiến đấu cơ hiện đại nhất Việt Nam.
Trước buổi bay luyện tập, Đại tá Phạm Như Xuân - Trung đoàn trưởng 923 hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho các tổ bay thực hiện nghiêm ngặt các thao tác, quy trình.
Phi công Nguyễn Duy Hùng (29 tuổi) trước giờ cất cánh. Anh Hùng là một trong 9 phi công trẻ thế hệ 8x của Trung đoàn được lái máy bay chiến đấu SU-30MK2.
Sau gần một năm tập luyện, toàn bộ 25 phi công của Trung đoàn đều đã làm chủ được chiếc máy bay Nga thế hệ thứ 4.
Su-30MK2 có 2 buồng lái, mỗi buồng một phi công làm các nhiệm vụ khác nhau.
Phát triển trên nền tảng dòng Su-27, máy bay Su-30 được đánh giá có nhiều ưu thế hơn các dòng máy bay tiêm kích chủ lực thế hệ 4 của Mỹ như F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, thậm chí có thể thách thức siêu chiến cơ F-22 Raptor và F-35 Lightening thế hệ 5.
Pha cất cánh nhả khói cuộn tròn phía sau của Su-30MK2.
Chỉ trong vài giây, chiến đấu cơ bay vút lên trời. Đặc điểm của Su-30MK2 là làm nhiệm vụ tập kích đường không để chế áp và làm tê liệt hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin tình báo các cấp được đối phương bố trí ngay từ thời điểm phát động tiến công hoặc phản công. Ngoài ra, Su-30MK2 có thể ngăn chặn lực lượng tiếp viện chiến đấu của đối phương tiếp cận hoặc tập hợp lực lượng phản công.
Hoàn thành buổi bay, Su-30 bung dù để giảm tốc khi hạ cánh.
Mọi hoạt động của các chiến đấu cơ được điều khiển từ đài chỉ huy.
Ngay sau khi máy bay về gara, lực lượng kỹ thuật kiểm tra các thông số trong quá trình bay.
Các phi công ăn mừng sau buổi bay an toàn, thành công.