Các loại pháo nổ được sử dụng nhiều - theo quan sát của PV - là các loại pháo đùng, pháo tép, thậm chí là pháo tự chế. Ghé qua một vài khu vực nhà người dân thôn Thái Thịnh (xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ), chúng tôi cũng ghi nhận cảnh tương tự, khi các vỏ pháo dày đặc vẫn còn lưu lại hiện trường.
Xác pháo còn vương lại chưa kịp dọn đi.
Hỏi chuyện một người dân tên là Thắng tại thôn, chúng tôi được anh này cho biết, nguồn pháo được một vài người mang về từ Quảng Ninh, sau đó ai có nhu cầu thì mua lại với giá khá đắt. Pháo tép cũng có giá hàng chục ngàn đồng một quả, đắt nhất phải kể đến loại pháo đùng - pháo cỡ lớn - với giá hàng trăm ngàn đồng/quả.
“Ôi dào, đâu đâu mà chả đốt, tết mà” - người đàn ông nói. Tại xã Dạ Trạch, tình hình cũng diễn ra tương tự, không khó khi bắt gặp xác pháo đỏ ngổn ngang trên đường phố và trong các lối ngõ, sân nhà.
Xác pháo từ ngõ...
... đến ngập sân nhà. (Ảnh chụp từ clip)
Trước đó - vào thời điểm giao thừa, tiếng pháo nổ đã râm ran khắp nơi. Rộ nhất là thời điểm giao thừa và kéo dài tới hơn 30 phút sau.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, dù lệnh cấm được ban bố, song không không thấy bóng dáng của lực lượng chức năng đi kiểm tra, dù rằng tiếng pháo nổ cách điểm trực của Uỷ ban Nhân dân xã Yên Hòa không xa.