Nặng nề tâm can
Trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Mạnh Tường và đồng phạm (4/12), chúng tôi đến thăm bà Nguyễn Thị Yến, (mẹ đẻ của Đào Quang Khánh, người phối hợp cùng Nguyễn Mạnh Tường phi tang thi thể chị Huyền- PV).
Một chiều cuối tháng 11, khí lạnh đậm dần khiến ngôi nhà vốn tĩnh mịch trong con ngõ nhỏ thêm cái buồn đến tái tê. Rót ly nước trà ấm, bà nghẹn ngào trong câu chuyện đầy nước mắt của mình.
Bà Yến (mẹ đẻ Khánh) mắc trọng bệnh, sức khỏe sa sút từ sau sự việc xảy ra.
Người đàn bà ấy vẫn giữ cho mình vị trí tựa lưng vào túi áo quần, im lặng. Những dòng nước mắt của bà không tròn lăn mà nhỉ theo những nếp nhăn sau cái ép mạnh của hai gộp mắt, cảm nhận đến nghẹn ngào, mặn chát. Đôi bàn tay đã sần sùi những nếp nhăn run run và đan chặt vào nhau, hay đang cố để mình được bình tĩnh mà không để bản thân mình gào khóc như thời điểm cách đây hơn 1 năm lúc bà biết sự thật.
Vẫn là nét mặt đăm chiêu, buồn rười rượi khi nhắc đến Khánh, những cảm xúc nghẹn ngào xen lẫn sự lo lắng trong con người bà. Trong suốt hơn 1 năm qua, một câu chuyện tưởng như đã cũ, với những buồn, đau, ghê rợn và phẫn uất, có thời điểm cảm xúc vượt quá ngưỡng của sức chịu đựng khiến bà gục ngã. Nhưng rồi lại gắng gượng mà chống chịu lại với đời, với những khổ đau đã trở thành chai sạn. Rồi bà mắc bệnh thật, một căn bệnh dễ làm bà gục ngã, mỗi khi nghĩ đến, hay bất cứ ai vô tình nhắc đến người con trai duy nhất... Bà nghẹn ngào "Đã hơn 1 năm qua, tôi vẫn chưa được gặp cháu nó một lần, không biết giờ đây nó ra sao? Tôi chỉ những mong nó sẽ giữ gìn sức khỏe để chịu án mà sớm về với gia đình, với bố mẹ...!"
Bữa cơm trong gia đình giờ cũng trở nên khó khăn, buồn tẻ hơn
Từ ngày Khánh bị bắt, cái suy nghĩ có con phạm tội là tâm điểm dư luận ăn mòn dần ý chí và nghị lực của người đàn bà đó, nó trở thành một lối mòn len lỏi và tâm thức, khiến bà mắc chứng bệnh trầm cảm. Bà cũng không dám đi đâu xa, không còn dám trò chuyện với ai về chuyện gia đình.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên, bà Yến có nhiều lúc lâm vào trạng thái mông lung, không thể nhớ thêm được gì ngoài câu nói mong được gặp Khánh. Bà cũng không còn nhớ rõ là đã ăn trưa hay chưa? Mặc dù đã gần 4h chiều. Trước đây, ngày nào hai vợ chồng bà cũng xem tivi, với hy vọng có thể nhìn thấy Khánh trên tivi xem con trai mình có còn được khỏe mạnh hay không? Nhưng rồi hy vọng mãi đều không được, đến nay thì cũng đã sắp tới thời điểm tòa xét xử lại lần nữa, nên ông bà cũng mong Khánh sẽ sớm được tại ngoại…
Nước mắt trong bữa cơm mong con sớm trở về…!
Câu chuyện bị ngắt quãng khi ông Tiến (chồng bà Yến) mở cửa đi vào, tay mang theo gói bún, ông cho biết: Từ sáng đến giờ bà vẫn chưa ăn cái gì, nên ông phải ra chợ mua ít bún về cho bà ăn để còn lấy sức lát uống thuốc. Mấy hôm nay nghe tin tòa sắp xử lại án, khiến bà mất ăn mất ngủ, suốt ngày cứ ra vào như ngồi trên đống lửa, rồi thì lại khóc. Trong bữa cơm bà luôn nhắc đến tên Khánh, khi nỗi nhớ con như được thốt thành lời.
Bà Nguyễn Thị Thái (nguyên tổ trưởng tổ dân phố số 3)
Gói bún do ông Tiến mang về, nhưng bà cũng không buồn ăn. Trong suốt buổi nói chuyện, bà Yến luôn nhắc đến việc con trai còn nhỏ dại và khờ khạo nên bị xuôi khiến: Không biết rồi đây cháu nó có được giảm nhẹ tội để được sớm ra ngoài không các chú? Từ sau ngày Khánh bị bắt đến nay, phía gia đình bà vẫn thường xuyên vào thăm rồi gửi đồ, nhưng mà không được gặp.
Bà không khỏi lo lắng cho con trai: Ngày trước, lúc chưa xảy ra sự việc, biết Khánh đi làm bảo vệ cho phòng khám của Bác sỹ Tường phải ngồi ngoài trời mưa nắng chứ không được làm trong nhà. Bà đã thấy tội cho con trai mà bảo Khánh xin nghỉ đi, nhưng mà bản tính của Khánh tự lập quen rồi, nên không đồng ý nghỉ mà bảo mẹ là sẽ cố gắng để làm thêm ít nữa, kiếm được vốn sẽ cưới vợ rồi đi tìm công việc khác. Nghe con trai nói thế bà cũng yên lòng mà thuận chiều. Nào ngờ ý tốt chưa thực hiện được thì lại xảy ra sự việc, đến tận bây giờ nghĩ đến bà còn ghê sợ…
Bà Nguyễn Thị Thái (nguyên tổ trưởng tổ dân phố số 3) chia sẻ: Trường hợp gia đình nhà bà Yến, là người mới về sinh hoạt tại địa bàn chưa được bao lâu. Sau khi mẹ chồng mất, thì hai mẹ con bà Yến mới chuyển về ở cùng chồng. Hoàn cảnh gia đình vốn dĩ khó khăn, vì hai vợ chồng không có nghề nghiệp ổn định. Nhất là từ sau khi xảy ra sự việc, vừa phải đi làm nuôi chồng, lo cho con và bị bệnh, khiến cho bà Yến trở nên sa sút về thể lực lẫn tinh thần.