Trung Quốc cải tiến máy bay JH-7 cho xung đột Biển Đông

Trung Quốc đang tiếp tục sửa chữa máy bay ném bom 2 chỗ ngồi JH-7 tại nhà máy ở Tây An theo mạng quân sự Sina có trụ sở tại Bắc Kinh.

Hình ảnh phát hành trên website của Sina cho thấy một phiên bản mới của JH-7 đang được phát triển bằng vật liệu composite. Người dùng Internet tin rằng các hệ thống điện tử và động cơ của máy bay – được gọi là JH-7B đã được nâng cấp tốt hơn. Trong khi đó Global Times cho biết chiếc máy bay được trang bị một động cơ phản lực LM6. Một khi JH-7B vào hoạt động, nó cũng có thể được trang bị động cơ WS-10 Taihang được thiết kế bởi công ty động cơ máy bay Thẩm Dương.

Ý tưởng phát triển một máy bay ném bom chiến đấu hiện đại của Trung Quốc đã xuất hiện từ khi Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt nam năm 1974. Trong cuộc xung đột, máy bay tấn công Q-5 và máy bay chiến đấu J-6 của Không quân Hải quân Trung Quốc không đủ tầm hoạt động để yểm hộ các tàu chiến Trung Quốc.

Trung Quốc cũng có ý định triển khai máy bay ném bom H-5 để tấn công tàu của Việt Nam Cộng hòa nhưng sau lại thôi vì sợ bị máy bay chiến đấu F-5E của Không quân Việt Nam Cộng hòa bắn rơi.

Với radar tiên tiến và động cơ mua từ Hoa Kỳ, JH-7A được đưa vào phục vụ năm 1988 để thay thế các máy bay Q-5 lỗi thời. Nó được triển khai với 3 trung đoàn thuộc Không quân và 3 trung đoàn thuộc Hải quân. Mỗi trung đoàn ước tính từ 18 đến 27 chiếc JH-7. Các máy bay JH-7A cũng là máy bay đầu tiên của Trung Quốc có thể được tiếp nhiên liệu trên không.

JH-7A được nâng cấp vì máy bay ném bom chiến đấu Su-30MK2 của Hải quân Trung Quốc mua của Nga không thể sử dụng tên lửa của Trung Quốc sản xuất. JH-7B không những đủ lớn để thực hiện các nhiệm vụ mà còn rẻ hơn nhiều so với các máy bay Nga. Giống như hầu hết các máy bay chiến đấu thế hệ 4. Nó có thể được trang bị các hệ thống radar mảng quét điện tử.

>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG